• Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ

Phạm Quang Tấn

Làm việc tại Công ty TNHH EURODODO

You are here: Home / Lịch sử / Trịnh Kiểm Thế tổ và giai thoại lấy chị gái chúa Nguyễn Hoàng

Trịnh Kiểm Thế tổ và giai thoại lấy chị gái chúa Nguyễn Hoàng

Tháng 9, 2022 bởi tác giả Phạm Quang Tấn

Giai Thoại về Thế tổ Trịnh Kiểm

Trịnh Kiểm là tướng dưới trướng Nguyễn Kim thời nhà Lê Trung hưng, ông tuy không xưng chúa nhưng các chúa Trịnh sau này tôn ông là Thế tổ, và ông là em rể chúa Nguyễn Hoàng. Trịnh – Nguyễn phân tranh suốt chiều dài lịch sử nước ta nhưng lại có góc gác không hề xa lạ.

Sau nhiều lần công thành thất bại, quân nhà Mạc tăng cường lực lượng, mở cuộc tấn công quyết định vào thành của quân nhà Lê. Bên giữ thành vẫn ra sức cố thủ, nhưng đến lúc này xem ra họ không còn chống đỡ được mấy nữa. Những lính nhà Mạc đầu tiên leo lên mặt thành bị chém ngã gục, nhưng cũng đã có nhiều viên tì tướng dạn dày trận mạc lọt được vào thành. Ào ào, ào ào, hết lớp này đến lớp khác quân nhà Mạc tiếp tục xông tới. Với lực lượng áp đảo, họ lần lượt chọc thủng các ổ kháng cự của quân nhà Lê, dồn quân giữ thành vào giữa. Chủ tướng Nguyễn Kim cùng các tướng sĩ ra sức chống trả. Song vòng vây mỗi lúc một khép chặt. Đối phương đã nhận ra Nguyễn Kim nên càng tập trung quân vây chặt lấy ông. Khi đã bị đẩy lùi đến sát chân cột cờ, Nguyễn Kim bảo mấy tướng tâm phúc còn lại bên mình: Ai có thể giải cứu ta và mọi người ra khỏi vòng vây, ta sẽ gả con gái cho. Một viên tướng nhà Lê vẫn theo sát ông cho tới khi ấy, luôn có ý che chắn trước sau để bảo vệ chủ tướng, nghe vậy bỗng thúc ngựa xông ra. Mọi người trông theo thì là Trịnh Kiểm, một viên đô tướng đảm lược lại có tiếng giỏi về ngựa.

Trịnh Kiểm xông thẳng vào đám quân địch vừa ào tới khiến cho chúng hết sức bất ngờ, luôn tay chặt chém buộc chúng phải giạt ra, mở đường máu cho Nguyễn Kim và quân nhà rút chạy. Quân địch định thần đuổi theo thì Trịnh Kiểm đã quay ngựa chắn trước mặt chúng, lia một đường kiếm đốn ngã luôn hai tên lính liền. Khiếp sợ trước uy phong của viên tướng nhà Lê, đối phương không dám đuổi nữa, để mặc họ chạy thoát…

Nguyễn Kim y theo lời hứa, gả con gái là Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm để làm vợ lẽ, vì bấy giờ Trịnh Kiểm đã có vợ. Song ông cũng không phải hối tiếc vì Trịnh Kiểm tỏ ra là một viên tướng có triển vọng lại rất đắc lực, giúp ông được nhiều việc, nhất là trong việc huấn luyện đội kị binh. Mặt khác, Trịnh Kiểm cũng tỏ ra yêu thương người vợ mới, con gái cưng của chủ tướng.

di tích phủ chúa trịnh đền thừo trịnh kiểm
Di tích phủ chúa Trịnh đền thờ Thể tổ Trịnh Kiểm tại xã vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Tiểu sử về Thế tổ Trịnh Kiểm

Trịnh Kiểm sinh năm 1503, quê ở làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Kiểm mồ côi cha từ lúc 6 tuổi, sống cảnh nghèo khó với mẹ là bà Hoàng Thị Dốc ở quê ngoại bên thôn Hổ. Từ nhỏ, cậu đã tỏ ra lanh lợi, biết ứng xử, giỏi đối đáp và đặc biệt rất dũng cảm. Trịnh Kiểm thường tụ tập trẻ chăn trâu chia phe đánh trận trong rừng. Phe của cậu luôn chiến thắng.

Tuy ham chơi, nghịch ngợm, Trịnh Kiểm rất có hiếu với mẹ, làm thuê gánh mướn không từ một việc gì để nuôi mẹ già. Một hôm đi làm về không thấy mẹ, cậu bổ đi tìm mới hay mẹ bị ngã xuống vực chết thảm. Khi ấy Trịnh Kiểm mới 16 tuổi. Sau khi làm tang cho mẹ xong, cậu bỏ quê đi lưu lạc, vào chăn ngựa cho nhà giàu. Nhờ đó, Kiểm rất rành về ngựa, tích được nhiều kinh nghiệm chăm sóc, huấn luyện ngựa, nhất là ngựa chiến…

Gặp buổi Mạc Đăng Dung chiếm ngôi vua nhà Hậu Lê, Nguyễn Kim phất cờ khởi nghĩa “phò Lê diệt Mạc”. Trịnh Kiểm đầu quân theo Nguyễn Kim, được cho làm gia tướng. Ông luôn theo sát bên chủ tướng, tham gia nhiều trận đánh, lập được nhiều chiến công. Có tài đảm lược, lại khôn khéo, ông được chủ tướng tin cậy, giao phó trọng trách. Từ khi cưới nàng Ngọc Bảo làm vợ, Trịnh Kiểm càng trở thành người thân tín của bố vợ.

Năm 1539, khi 36 tuổi, Trịnh Kiểm được giao đem binh mã sang Ai Lao (Lào) đón vua Lê Trang Tông về Thanh Hóa. Do có công lớn, ông được phong làm Đại tướng quân; vua Lê thấy ông dung mạo tuấn tú lại phong cho tước Dực Quận công. Sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc (1545), toàn bộ binh quyền của nhà Lê về tay Trịnh Kiểm, khi ấy được phong tới chức Thái sư Lạng Quốc công.

Lên nắm giữ ngôi vị của Nguyễn Kim trong khi hai người con của chủ tướng là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng đều là những viên tướng giỏi của triều đình, được phong đến tước công, đương nhiên Trịnh Kiểm rất lo ngại. Và ông đã giải quyết “mối lo” này bằng cách bày mưu giết chết Nguyễn Uông. Phải rất khôn khéo, Nguyễn Hoàng mới thoát khỏi bị anh rể giết nốt và về sau trở thành người đối đầu xứng tầm với Trịnh Kiểm.

Năm 1546, Trịnh Kiểm lập hành điện của vua Lê ở kinh đô Vạn Lại thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoa (nay là xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Từ kinh đô tạm thời này, ông lấy danh nghĩa vua Lê tiếp tục chiêu mộ hào kiệt chống Mạc. Lực lượng phù Lê mạnh dần.

Hai năm sau, Trang Tông mất (1548), Trịnh Kiểm lập con lớn của vua là Lê Duy Huyên lên nối ngôi, lấy hiệu là Trung Tông. Năm 1551, Trịnh Kiểm sai Lê Bá Li cùng các tướng chia đi các nơi đánh Bắc triều, hẹn cùng ông tụ hội ở Thăng Long. Trước khi xuất quân, ôngviết một bức thư Nôm, kêu gọi mọi người hãy nhớ đến công ơn đứcThái Tổ Lê Lợi năm xưa đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho đất nước, để đồng lòng tôn phù vua Lê, tiêu diệt kẻ soán ngôi. Chiếm được kinh thành, nhưng thấy lực lượng địch quân còn mạnh, ông cho rút quân về Tây Đô để tránh quân Mạc huy động viện binh đánh úp.

Năm 1553, Trịnh Kiểm bành trướng lực lượng xuống phía Nam, giao cho Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) trấn giữ, nhằm tạo chỗ dựa vững chắc ở phía Nam cho mình. Đồng thời, ông cũngnhiều lần tấn công ra Bắc. Tổng cộng, Trịnh Kiểm đã sáu lần đánh ra Sơn Nam, thu hồi các huyện Yên Mô, Yên Khang, Gia Viễn (thuộc Ninh Bình, Nam Định), mở rộng phạm vi quản lí của Nam triều.

Năm 1556, vua Lê Trung Tông mất không có con nối. Trịnh Kiểm lúc đó binh quyền rất lớn, muốn thay nhà Lê làm vua, nhưng còn ngại nên sai người đi hỏi ý Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình bảo khéo rằng: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản. ” Trịnh Kiểm hiểu ý bèn tìm người trong dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Bang (cháu sáu đời của Lê Trừ, anh Lê Lợi) lập làm vua, tức Lê Anh Tông.

Năm 1569, vua Lê Anh Tông gia phong cho Trịnh Kiểm làm Thượng tướng Thái Quốc công và tôn là Thượng phụ. Một năm sau ông qua đời. Mặc dù không xưng chúa, nhưng cũng như Nguyễn Kim với nhà chúa Nguyễn, Trịnh Kiểm được các chúa Trịnh về sau truy tôn là Thế Tổ Minh Khang Thái Vương, hiệu là Trung Huân.

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

võ vương Nguyễn Phúc Khoát
Nguyễn Phúc Khoát vị chúa đặt nền móng Đàng Trong suy tàn
trịnh Nguyễn phân tranh
Trịnh Nguyễn phân tranh (tóm lược)
chợ sãi do chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên lập
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và giai thoại “Ta không nhận sắc”
chúa Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng vị chúa Nguyễn mang mệnh khai khẩn Đàng Trong
chùa Bút Tháp di tích còn lại của vua Lê chúa Trịnh
Tóm tắt Vua Lê Chúa Trịnh
Chân dung chúa Trịnh Tùng
Trịnh Tùng Chúa Trịnh đầu tiên được ví là Tào Tháo Việt Nam

Filed Under: Lịch sử, Nhân vật lịch sử Tagged With: chúa Nguyễn, chúa Trịnh, Thế Tổ, Trịnh Kiểm

Thành Cổ Quảng Trị

Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 - Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

hành trình mở đất về cõi Phương Nam của chúa Nguyễn

Tráng ca hành trình mở đất về cõi phương Nam của chúa Nguyễn

Nguyễn Ánh Gia Long

Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go

Văn tả mẹ hay nhất

20 bài văn tả về mẹ hay nhất theo 20 lối viết khác nhau

Kinh thành 13 vua triều Nguyễn

LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các đời chúa Nguyễn

Các đời chúa Nguyễn

Đại lý thiết bị wika chính hãng

Đại lý thiết bị WIKA chính hãng tại Việt Nam là công ty nào

About Phạm Quang Tấn

Đến từ Quảng Trị, sống tại miền nam.

Primary Sidebar

Danh mục sản phẩm

  • ASA-RT
  • Brands khác
  • DEUBLIN
  • DYNISCO
  • KROMSCHRODER
  • MARZOCCHI
  • WIKA

Bài viết mới

  • Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc
  • Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Menu chính

  • Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ
thành nhà Mạc còn sót lại sau khi nhà Mạc sụp đổ

Nhà Mạc sụp đổ vì 2 vị tướng đều quyết đầu quân cho đối thủ

Chợ Tạ Uyên

Chợ Tạ Uyên ở đường Tạ Uyên quận 5 TPHCM có bán gì

Bản đồ chợ thuận đại hào

Chợ Thuận Đại Hào Triệu Đại – Thương hoài một miền quê

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai

Lý công uẩn Lý Thái Tổ

Lý Công Uẩn – Tuổi thơ bí ẩn và con đường đến vương quyền

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc

Bộ đề thi học kì 1 toán 9

20 Đề thi học kì 1 toán 9 có đáp án mới nhất

người tình vua Duy Tân

Vua Duy Tân thoát nạn nhờ mối tình dang dở với con gái đại thần

đề thi thử vào 10 môn toán có đáp án

Luyện đề thi thử vào 10 môn toán có đáp án

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

La Sơn Phu Tử – “người thầy” của vua Quang Trung

Đề cương ôn toán 9 học kì 1

Đề cương toán 9 học kì 1 đại số hình học bài tập 100 trang

đại lý hộp số wittenstein

Đại lý hộp số Wittenstein tại Việt Nam

chợ sãi do chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên lập

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và giai thoại “Ta không nhận sắc”

Chân dung chúa Trịnh Tùng

Trịnh Tùng Chúa Trịnh đầu tiên được ví là Tào Tháo Việt Nam

dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

7 Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp đường tròn toán 9

✔️ Hơn 2 triệu lượt đọc/tải
✔️ Hơn 300 đánh giá hữu ích
✔️ Kho tài liệu miễn phí

Footer

 

Học vấn là cái kho, và lao động là chìa khóa để mở cái kho ấy. Ngoài những cái lợi khác, lao động còn có cái lợi làm cho ngày ngắn lại và đời dài ra.

Trang chủ

Liên hệ

Liên kết

  • Eurododo.com
  • Pqt.edu.vn
  • Comment Lịch sử
  • Thiết bị công nghiệp

Danh mục