• Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ

Phạm Quang Tấn

Làm việc tại Công ty TNHH EURODODO

You are here: Home / Lịch sử / Lịch sử triều nhà Nguyễn / Hậu duệ vua Duy Tân từ chối nhận họ cha “Vĩnh San”

Hậu duệ vua Duy Tân từ chối nhận họ cha “Vĩnh San”

Tháng 9, 2022 bởi tác giả Phạm Quang Tấn Leave a Comment

Hậu Duệ Vua Duy Tân

Tòa án sơ thẩm dân sự Saint-Denis quyết định đặt “Vĩnh San” làm họ cho hậu duệ vua Duy Tân, tuy nhiên một người con quyết giữ họ mẹ từ chối mang họ cha Vĩnh San.

Nhà Nguyễn làm mất nước vào tay Pháp từ thời vua nào

Vua Duy Tân và cha của mình là vua Thành Thái đều bị bắt đi đày, tuy nhiên Vua Duy Tân khác nhiều với cha ruột, ở sự cởi mở sẵn sàng tiếp thu, đón nhận cái mới, chấp nhận một đời sống mới, một khung cảnh mới hoàn toàn khác với quá khứ của mình. Vua Duy Tân cắt tóc ngắn, mặc Âu phục và có tình cảm với người bản xứ. Trong suốt thời gian sống lưu đày trên đảo, vua Duy Tân có lần lượt ba người vợ, nhưng nhà vua không chính thức cưới ai theo luật hôn nhân của Pháp. Ba người vợ của vua Duy Tân trên đảo La Réunion là các bà Anne-Marie Viale, Fernande Antier và Ernestine Yvette Maillot. Các con của vua Duy Tân với ba người vợ này đều mang họ mẹ từ khi lọt lòng, trên nguyên tắc là con không chính thức của vua Duy Tân.

Người bạn đường lâu năm nhất của vua Duy Tân là bà Fernande Antier, hạ sinh tổng cộng tám người con, nhưng bốn người đã mệnh yểu qua đời sớm, đó là Thérèse, Solange, André, Ginette. Bốn người con của bà Fernande Antier với vua Duy Tân còn sống cho đến ngày hôm nay là Suzy, Georges, Claude, và Roger.

Tên của các con trai vua Duy Tân, Nguyễn Phúc Bảo Ngọc (Guy Georges), Nguyễn Phúc Bảo Vàng (Yves Claude) và Nguyễn Phúc Bảo Quý (Joseph Roger) là do vua Thành Thái đặt cho. Các người con gái của vua Duy Tân không có tên Việt.

Sau khi vua Duy Tân bị tử nạn máy bay, các bạn bè nhà vua giúp đỡ gia đình của vua Duy Tân để cho con cái được mang tên người cha sinh ra mình, để nhà vua có hậu duệ thừa kế, chính thức hóa dòng dõi cho hậu duệ vua Duy Tân.

Ngày 28 tháng 3 năm 1987, hài cốt của vua Duy Tân được gia đình đưa từ M’Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes và sau đó đưa về an táng tại An Lăng, Huế, cạnh nơi an nghỉ của vua cha Thành Thái, vào ngày 6 tháng 4 năm 1987. Theo /vi.wikipedia.org

Quyết định của Tòa án sơ thẩm dân sự thành phố Saint-Denis của đảo la Réunion ngày 22.07.1946, thể theo yêu cầu của gia đình và bạn bè thân cận, cho phép các người con, cho đến lúc ấy còn mang họ mẹ, được nhận họ cha. Nhưng vì không thông hiểu cách đặt tên, Tòa án quyết định đặt “Vĩnh San” làm họ cho con cháu vua Duy Tân, bỏ quên luôn danh tước “Prince d’Annam” của vua Duy Tân. Bởi thế, có tổng cộng bốn người con của bà Fernande Antier như sau nhận mang họ “Vĩnh San”: Suzy, Georges, Claude, Roger.

Riêng một mình, Armand (con của bà Anne-Marie Viale, người bạn đường của vua Duy Tân trong một thời gian không lâu), giữ họ mẹ, từ chối mang tên Vĩnh San, theo chứng từ của ông Georges Vĩnh San.

Sau khi chia tay với bà Fernande Antier, vua Duy Tân có với bà Ernestine Yvette Maillot một người con gái, đặt tên là Andrée Maillot. Andrée cũng nhận tên cha, đổi thành Andrée Vĩnh San. Như thế, tổng cộng có năm người con của vua Duy Tân mang họ “Vinh San” (viết không bỏ dấu) và bị mất danh tước Prince d’Annam và Princesse d’Annam trên giấy tờ hành chánh của Pháp.

Những người vợ và hậu duệ của vua Duy Tân

1, Diệu phi Mai Thị Vàng

Khi sang đảo La Réunion, Duy Tân có đem theo Hoàng phi Mai Thị Vàng, nhưng được 2 năm bà xin về Việt Nam vì không chịu được khí hậu ở đó. Thời gian ở La Réunion, ông có chung sống với 3 người vợ ngoài giá thú, vì Hoàng phi Mai Thị Vàng từ chối ly hôn.

Diệu phi Mai Thị Vàng, kết hôn ngày 16 tháng 1 năm 1916. Khi đi lưu đày theo chồng bà có thai 3 tháng và bị sẩy. Năm 1925, cựu hoàng có gửi cho Hội đồng hoàng tộc một bức thư kèm đơn ly dị và xin Hội đồng hoàng tộc chứng nhận để bà Vàng đi lấy chồng khác, lúc này bà 27 tuổi. Nhưng bà Vàng một lòng thủ tiết cho đến cuối đời.

Mối tình với bà Mai Thị Vàng con gái quan phụ đạo Mai Khắc Đôn là theo sự sắp đặt của bà hoàng mẹ và Hội đồng Phụ chính khi ông còn làm vua ở Việt Nam, tình yêu thật sự của vua lúc đó là Hồ Thị Chỉ, tuy nhiên nhà vua phải hồi hôn vì để an toàn cho cha của nàng là Hồ Đắc Trung. Sau đó chính Hồ Đắc Trung cũng đã có cơ hội trả ân cứu mạng vua Duy Tân trước khi ông bị đày. Mời bạn đọc xem chi tiết câu chuyện này tại: Vua Duy Tân thoát nạn nhờ mối tình với con gái quan đại thần

2, Bà Marie Anne Viale, sinh năm 1890. Có một con trai:
Armand Viale sinh 1919.

3, Bà Fernande Antier, sinh năm 1913, cưới năm 1928. Có tám người con, 4 trai 4 gái đều mang họ Vĩnh San:

– Thérèse Vinh-San sinh 1928 (mất sớm).
– Rita Suzy Georgette Vinh-San sinh ngày 6 tháng 9 năm 1929.
– Solange sinh 1930 (mất sớm).
– Guy Georges Vĩnh San (Nguyễn Phúc Bảo Ngọc) sinh ngày 31 tháng 1 năm 1933.
– Yves Claude Vĩnh San (Nguyễn Phúc Bảo Vàng) sinh ngày 8 tháng 4 năm 1934.
– Joseph Roger Vĩnh San (Nguyễn Phúc Bảo Quý) sinh ngày 17 tháng 4 năm 1938.
– Ginette sinh 1940 (mất sớm).
– André (mất sớm).

4, Bà Ernestine Yvette Maillot, sinh năm 1924. Có một con gái:
Andrée Maillot sinh 1945 mất 2011.

Về bài viết hậu duệ vua Duy Tân chúng tôi tham khảo nhiều nguồn trong đó có Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Dấu xưa – tản mạn lịch sử nhà Nguyễn của nhà du khảo lịch sử Mathilde Tuyết Trần. Xin mời quý độc giả tham gia thảo luận nhiều vấn đề hơn ở Fanpage Comment lịch sử

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

sau 71 năm cái chết vua duy tân về nước
Cái chết bí ẩn của vua Duy Tân trước ngày được về cố hương
Phần mộ chung của Trần Cao Vân và Thái Phiên lãnh đạo phong trào khởi nghĩa Duy Tân
Phong trào khởi nghĩa Duy Tân bại lộ vì nhà vua bị phản bội
người tình vua Duy Tân
Vua Duy Tân thoát nạn nhờ mối tình dang dở với con gái đại thần

Filed Under: Lịch sử triều nhà Nguyễn, Lịch sử Tagged With: CON CHÁU VUA DUY TÂN, CUỘC ĐỜI VUA DUY TÂN, DÒNG DÕI VUA DUY TÂN, HẬU DUỆ VUA DUY TÂN, VỢ VUA DUY TÂN, VUA DUY TÂN

Thành Cổ Quảng Trị

Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 - Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

hành trình mở đất về cõi Phương Nam của chúa Nguyễn

Tráng ca hành trình mở đất về cõi phương Nam của chúa Nguyễn

Nguyễn Ánh Gia Long

Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go

Văn tả mẹ hay nhất

20 bài văn tả về mẹ hay nhất theo 20 lối viết khác nhau

Kinh thành 13 vua triều Nguyễn

LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các đời chúa Nguyễn

Các đời chúa Nguyễn

Đại lý thiết bị wika chính hãng

Đại lý thiết bị WIKA chính hãng tại Việt Nam là công ty nào

About Phạm Quang Tấn

Đến từ Quảng Trị, sống tại miền nam.

Reader Interactions

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Danh mục sản phẩm

  • ASA-RT
  • Brands khác
  • DEUBLIN
  • DYNISCO
  • KROMSCHRODER
  • MARZOCCHI
  • WIKA

Bài viết mới

  • Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc
  • Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Menu chính

  • Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ
Dạng bài toán chuyển động của vật

Dạng bài toán chuyển động của vật kèm bài tập có đáp án

dạng bài toán chứng minh tứ giác nội tiếp

1001 Dạng bài toán chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn

đại lý hộp số wittenstein

Đại lý hộp số Wittenstein tại Việt Nam

Chân dung chúa Trịnh Tùng

Trịnh Tùng Chúa Trịnh đầu tiên được ví là Tào Tháo Việt Nam

ĐÀO DUY TỪ

Đào Duy Từ thiên tài quân sư có con đường quan lộ nhiêu khê

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc

Phần mộ chung của Trần Cao Vân và Thái Phiên lãnh đạo phong trào khởi nghĩa Duy Tân

Phong trào khởi nghĩa Duy Tân bại lộ vì nhà vua bị phản bội

Kinh thành 13 vua triều Nguyễn

LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN

đại lý van gestra

ĐẠI LÝ VAN GESTRA TẠI VIỆT NAM

Đại lý Cảm biến Datalogic

Đại Lý Cảm Biến Datalogic Tại Việt Nam

Hình ảnh Khớp nối Deublin

KHỚP NỐI DEUBLIN USA CHÍNH HÃNG GIÁ ĐẠI LÝ CÓ CO/CQ

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cuộc đời không mấy như ý

Tây Sơn tam kiệt thủ lĩnh khởi nghĩa Tây Sơn

Khởi Nghĩa Tây Sơn của Tây Sơn tam kiệt

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

La Sơn Phu Tử – “người thầy” của vua Quang Trung

quá trình mở rộng lãnh thổ Việt Nam về phía nam

Tóm tắt quá trình mở rộng lãnh thổ Việt Nam về phía nam

✔️ Hơn 2 triệu lượt đọc/tải
✔️ Hơn 300 đánh giá hữu ích
✔️ Kho tài liệu miễn phí

Footer

 

Học vấn là cái kho, và lao động là chìa khóa để mở cái kho ấy. Ngoài những cái lợi khác, lao động còn có cái lợi làm cho ngày ngắn lại và đời dài ra.

Trang chủ

Liên hệ

Liên kết

  • Eurododo.com
  • Pqt.edu.vn
  • Comment Lịch sử
  • Thiết bị công nghiệp

Danh mục