• Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ

Phạm Quang Tấn

Làm việc tại Công ty TNHH EURODODO

You are here: Home / Lịch sử / Lịch sử triều nhà Nguyễn / Nhà Nguyễn làm mất nước vào tay Pháp từ thời Vua nào

Nhà Nguyễn làm mất nước vào tay Pháp từ thời Vua nào

Tháng 9, 2022 bởi tác giả Phạm Quang Tấn Leave a Comment

Nhà Nguyễn làm mất nước từ thời vua Tự Đức trị vì

Nhà Nguyễn làm mất nước từ thời vua thứ tư kể từ vị vua đầu tiên là Gia Long, sau khi Pháp chiếm nước ta các vị vua sau đó gần như hư quyền trên ngai vàng hào nhoáng.

Thời đại vua Tự Đức mở đầu cho một giai đoạn đô hộ 80 năm của Pháp trên khắp đất nước Việt Nam. Ngay như trong thời kỳ Đại chiến thứ nhất 1914-1918, nước Pháp bị tổn thất nhân sự và vật chất rất nặng nề, Việt Nam không lợi dụng được thời cơ nổi lên giành lại độc lập. Có thể vì khi ấy Việt Nam bị phong tỏa thông tin, không biết tình hình thời sự thế giới.

Bạn đang đọc bài: Nhà Nguyễn làm mất nước vào tay Pháp từ thời vua nào nằm trong loạt bài viết về lịch sử triều đại nhà Nguyễn của chúng tôi.

Vua Tự Đức Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (Dực Tông) ở ngôi một thời gian rất dài, từ 1847 đến 1883, trị vì 36 năm trời. Sau khi Tự Đức qua đời, tình trạng hỗn loạn “tứ nguyệt tam vương” (bốn tháng ba vua) Dục Đức – Hiệp Hòa Kiến Phúc xảy ra, cho đến khi Hàm Nghi lên ngôi ngày 02.08.1884, rồi bị Pháp đưa đi đày tại Alger (Algérie) vào cuối năm 1888. Đó là khoảng thời gian mà nhà Nguyễn để mất nước Việt Nam hoàn toàn vào tay chính quyền thực dân Pháp, với các hiệp ước sau cùng ký kết năm 1885.

Thất bại trước hết của triều đình nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức là thất bại hoàn toàn trên cả ba bình diện: chính trị, ngoại giao và quân sự.

Chính trị, vì vua Tự Đức và triều đình không được lòng dân, sự nổi tiếng về cái hiếu với mẹ (bà Từ Dũ) và tài văn hay chữ tốt của vua không đem lại ích lợi cho dân, Trần Trọng Kim phải than van “không có đời vua nào có nhiều giặc giã nổi lên khắp nơi như đời vua Tự Đức” (1), dân nổi lên vì quá khổ, quá bất mãn. Ngoại giao, vì cả vua quan triều đình đều “làm ngơ” trước chính sách bành trướng chiếm hữu thuộc địa và buôn bán nô lệ của các cường quốc Âu châu, việc truyền đạo cũng như mục đích thương mại được dùng làm tấm bình phong và hư cớ cho công cuộc xâm lăng. Quân sự, vì quân cũng không muốn chết vì vua, quân số đông, thiếu huấn luyện, vũ khí thô sơ, nhưng nhất là không có tinh thần chiến đấu, bỏ chạy nhanh chóng, các quan đại thần ký hết hiệp ước đầu hàng này đến hiệp ước đầu hàng khác.

Tấm gương Cao Bá Quát là một thí dụ tiêu biểu cho số phần những người sáng suốt và có tấm lòng. Sau một thời gian bị tù tội, đeo gông, tra tấn, vì ông đã sửa bài thi cho một thí sinh, Cao Bá Quát được thả ra. Năm 1853 (năm Tự Đức thứ 7), ông chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội, tôn Lê Duy Cự là minh chủ, nhưng bị phản bội. Vua Tự Đức sai Nguyễn Quốc Hoan và Lâm Duy Tiếp đi đánh dẹp, Cao Bá Quát phải rút lui về Mỹ Lương.

(1) Trong chương VIII Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim – Giặc giã ở trong nước, từ năm Tân Hợi (1851) là năm Tự Đức thứ 4 trở đi, thì càng ngày càng nhiều giặc. Gọi là “giặc”, đó là giặc Tam Đường, giặc Châu Chấu (Cao Bá Quát – Lê Duy Cự), giặc tên Phụng, giặc Khách, Văn Thân nổi loạn…

Về cái chết của Cao Bá Quát, có người cho rằng, Cao Bá Quát đã bị Đinh Thế Quang bắn chết tại trận trong lúc giao tranh. Ông hy sinh lúc mới được 45 tuổi (1809-1855). Nhưng có tác giả viết rằng, ông bị bắt và bị xử chém; tương truyền trước khi chết ông để lại hai câu thơ nổi tiếng:

Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.

   Vua Tự Đức ra lệnh mang đầu của Cao Bá Quát bêu khắp các tỉnh ở Bắc Hà rồi chặt ra ném xuống sông, lại còn tru di tam tộc (con trai của ba đời, đời cha, đời con và đời cháu thì bị xử tử cho tuyệt dòng, còn tất cả phụ nữ ba đời thì bị đem cho làm tỳ thiếp nô lệ không công), đốt và cấm không cho phổ biến các tác phẩm của Cao Bá Quát. Làm sao mà vua Tự Đức và các quan lại thân cận còn được lòng hiền sĩ và dân chúng!

Xã hội Việt Nam dưới đời vua Tự Đức rất bảo thủ, không bình đẳng, rập theo khuôn mẫu Trung Hoa, ảnh hưởng của đạo Khổng (Nho giáo) rất sâu đậm. Giáo dục thi cử hoàn toàn theo Hán văn, dân trí thấp, nặng tinh thần địa phương, thiếu thông tin, tầng lớp sĩ phu trí thức không nhìn xa thấy rộng, các hình phạt rất nặng nề, tra tấn, đeo gông, xiềng xích, chém đầu, thắt cổ vào cọc (người bị tử hình phải quỳ gối, hai tay bị trói ngược ra đằng sau cột vào một cây cọc gỗ cắm sâu xuống đất, cao quá đầu, cổ người tử hình bị người thi hành án đứng đằng sau lưng, xiết bằng một sợi giây thừng quấn quanh cổ và cọc gỗ cho đến chết), chặt tay chặt chân cho chết dần chết mòn, quan lại hà hiếp dân chúng, triều đình không giúp đỡ dân khi các nạn đói xảy ra… Mỗi giọt nước bất công góp lại làm trào cái bình phản kháng.

Điểm mạnh của chính vua Tự Đức là sự thông minh, hay chữ (chữ Hán), yêu thích thơ phú văn chương, rất có hiếu với mẹ, nhưng độc đoán. Nhà vua thích bắt chước triều đại nhà Minh, cho 600 quan triều đình bận triều phục giống như triều nhà Minh, các lễ nghi cũng thế, rất bảo thủ theo Khổng giáo. Đại thần nổi tiếng dưới triều Tự Đức chỉ có ba người Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản và Nguyễn Tri Phương. Các quan Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Hoàng Kế Viêm, Trần Tiễn Thành, Phan Đình Bình, Nguyễn Hữu Độ (có nơi chép là Nguyễn Hữu Du?) còn ở vào hàng thứ yếu.

Cũng có thể nói nhà Nguyễn làm mất nước vào tay Pháp dưới thời vua Tự Đức thì ông cũng là nhân tố quyết định quan trọng trong vấn đề đó.

lăng vua Tự Đức
Lăng vua Tự Đức (Khiêm lăng) ở Huế

Nhận định của nhà sử học về vấn đề nhà Nguyễn làm mất nước

Tuy nhiên về vấn đề nhà Nguyễn làm mất nước vào tay Pháp theo nhận định của GS Phan Huy Lê thì:

“Tự Đức và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhãn quan chính trị nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.

Trong lịch sử khu vực Đông Nam Á và Đông Á, tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc thành thuộc địa, hoặc thành nửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ được độc lập… Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ thế kỷ XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh, tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cách. Thái Lan thì có cách ứng xử rất khôn ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt này để duy trì thế độc lập tương đối… không thể phủ nhận trách nhiệm của triều Nguyễn là nhà nước quản lý đất nước, nhưng lúc phân tích nguyên nhân nhà Nguyễn làm mất nước thì phải hết sức khách quan, toàn diện, đặt trong bối cảnh lịch sử mới của khu vực và thế giới, không nên quy kết một cách giản đơn.

Chế độ nhà Nguyễn vẫn là quân chủ, trên hệ tư tưởng Nho giáo, kinh tế xã hội vẫn mang tính tiền tư bản – tiền công nghiệp, nên trên bình diện phát triển của thời đại đã bộc lộ sự chậm tiến, nếu không canh tân thì không đưa đất nước vượt ra khỏi tình trạng lỗi thời, không đủ tiềm lực để tồn tại độc lập… Những đề nghị canh tân (thời Tự Đức) sẽ tạo nên những chuyển biến về kinh tế xã hội để đưa đất nước vượt qua tình trạng lạc hậu và mở ra xu thế phát triển mới, nhưng rất tiếc những đề nghị đó không được chấp nhận… Hay việc nhà Nguyễn có những thành tựu trong việc thống nhất đất nước, cải cách bộ máy hành chính… nhưng lại không thu phục được lòng dân, tình hình xã hội bất ổn định triền miên, khởi nghĩa nông dân nhiều nhất so với các thời kỳ trước đây… Hay chính sách của nhà Nguyễn với tôn giáo thế nào? Còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.” xung quanh vấn đề nhà Nguyễn làm mất nước.

Mời bạn tìm đọc các bài viết khác như bên dưới trong chuyên mục lịch sử:

Nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
Vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là ai
Làm rõ trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay Pháp
Trách nhiệm của triều đình trong việc để mất nước

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Thành Cổ Quảng Trị
Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 - Hậu vận và Dư âm Mạc triều
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc
Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp
Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp
hành trình mở đất về cõi Phương Nam của chúa Nguyễn
Tráng ca hành trình mở đất về cõi phương Nam của chúa Nguyễn
Nguyễn Ánh Gia Long
Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go
Kinh thành 13 vua triều Nguyễn
LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN
Các đời chúa Nguyễn
Các đời chúa Nguyễn
Lý công uẩn Lý Thái Tổ
Lý Công Uẩn – Tuổi thơ bí ẩn và con đường đến vương quyền
Di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị
Lịch sử địa phương Quảng Trị
Tây Sơn tam kiệt thủ lĩnh khởi nghĩa Tây Sơn
Khởi Nghĩa Tây Sơn của Tây Sơn tam kiệt

Filed Under: Lịch sử triều nhà Nguyễn, Lịch sử Tagged With: NGUYÊN NHÂN NƯỚC TA RƠI VÀO TAY PHÁP, NHÀ NGUYỄN LÀM MẤT NƯỚC, NHÀ NGUYỄN RƠI VÀO TAY PHÁP, TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN, VUA TỰ ĐỨC

Thành Cổ Quảng Trị

Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 - Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

hành trình mở đất về cõi Phương Nam của chúa Nguyễn

Tráng ca hành trình mở đất về cõi phương Nam của chúa Nguyễn

Nguyễn Ánh Gia Long

Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go

Văn tả mẹ hay nhất

20 bài văn tả về mẹ hay nhất theo 20 lối viết khác nhau

Kinh thành 13 vua triều Nguyễn

LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các đời chúa Nguyễn

Các đời chúa Nguyễn

Đại lý thiết bị wika chính hãng

Đại lý thiết bị WIKA chính hãng tại Việt Nam là công ty nào

About Phạm Quang Tấn

Đến từ Quảng Trị, sống tại miền nam.

Reader Interactions

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Danh mục sản phẩm

  • ASA-RT
  • Brands khác
  • DEUBLIN
  • DYNISCO
  • KROMSCHRODER
  • MARZOCCHI
  • WIKA

Bài viết mới

  • Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc
  • Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Menu chính

  • Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ
đại lý van gestra

ĐẠI LÝ VAN GESTRA TẠI VIỆT NAM

chùa Bút Tháp di tích còn lại của vua Lê chúa Trịnh

Tóm tắt Vua Lê Chúa Trịnh

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn

quá trình mở rộng lãnh thổ Việt Nam về phía nam

Tóm tắt quá trình mở rộng lãnh thổ Việt Nam về phía nam

Câu hỏi giải bài toán bằng cách lập phương trình

1001 Câu hỏi giải bài toán bằng cách lập phương trình

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cuộc đời không mấy như ý

cầu hiền lương biểu tượng ranh giới việt nam sau hiệp định Giơ ne vơ

Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954

mẹ thứ (Nguyễn Thị Thứ)

Mẹ Thứ – Một “Số phận con người” có thật

quang trung đại phá quân thanh

Quang Trung đại phá quân Thanh diễn biến như thế nào

làm sao giải bài toán bằng cách lập phương trình

Làm sao để giải bài toán bằng cách lập phương trình

võ vương Nguyễn Phúc Khoát

Nguyễn Phúc Khoát vị chúa đặt nền móng Đàng Trong suy tàn

đại lý hộp số wittenstein

Đại lý hộp số Wittenstein tại Việt Nam

Một góc cảnh tại di tích lịch sử ngã ba giồng

Thuyết minh tóm tắt di tích lịch sử Ngã ba Giồng

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm – Khổng Minh của Việt Nam

Ngô Thì Nhậm thành viên Ngô gia văn phái

Ngô Thì Nhậm hiến kế giúp Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Thanh

✔️ Hơn 2 triệu lượt đọc/tải
✔️ Hơn 300 đánh giá hữu ích
✔️ Kho tài liệu miễn phí

Footer

 

Học vấn là cái kho, và lao động là chìa khóa để mở cái kho ấy. Ngoài những cái lợi khác, lao động còn có cái lợi làm cho ngày ngắn lại và đời dài ra.

Trang chủ

Liên hệ

Liên kết

  • Eurododo.com
  • Pqt.edu.vn
  • Comment Lịch sử
  • Thiết bị công nghiệp

Danh mục