• Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ

Phạm Quang Tấn

Làm việc tại Công ty TNHH EURODODO

You are here: Home / Lịch sử / Nhân vật lịch sử / Ngô Thì Nhậm hiến kế giúp Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Thanh

Ngô Thì Nhậm hiến kế giúp Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Thanh

Tháng 10, 2022 bởi tác giả Phạm Quang Tấn

Nội dung chính

Toggle
  • Kể chuyện tiểu sử Ngô Thì Nhậm
    • Tuổi trẻ Ngô Thì Nhậm
    • Công danh sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm
    • Ngô Thì Nhậm – Trời để dành ông
    • Cuối đời Ngô Thì Nhậm

Kể chuyện tiểu sử Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm hay Ngô Thời Nhiệm (1746-1803) làm quan dưới thời chúa Trịnh sau đó đầu quân cho Quang Trung Nguyễn Huệ và tên tuổi của ông được ghi danh muôn đời kể từ đó…

Tuổi trẻ Ngô Thì Nhậm

Ngô gia là một gia tộc lớn ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội), từng được thiên hạ trọng nể gọi là “họ Ngô một bồ tiến sĩ”. Trong số những tên tuổi lừng lẫy của dòng họ này thì Ngô Thì Nhậm là người được nói đến nhiều hơn cả.

Trước đây, để tránh kị huý của vị vua thứ tư triều Nguyễn là Nguyễn Phúc Thì, hiệu là Hồng Nhậm, nên người ta thường gọi ông là Ngô Thời Nhiệm.

Ngô Thì Nhậm sinh năm Bính Dần (1746), con trai Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ, một nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế kỉ 18. Ông chính là một thành viên trong Ngô gia văn phái

Khi sinh ra, cậu được cha mẹ đặt tên là Phó. Trong một buổi họp của dòng họ, khi ấy Phó mới 11 tuổi, cậu cung kính đứng ra, khoanh tay trước các bậc bô lão, xin được đổi tên Phó thành Nhậm.

Nhậm chữ Hán có nghĩa là “nhận lãnh”; mang tên này, cậu sẽ luôn nhắc nhở mình ghi nhớ trách nhiệm gánh vác việc đời, theo truyền thống của ông cha.

Năm 16 tuổi, cậu thanh niên còn măng sữa đã hoàn thành một trước tác đầu tay là bộ Việt sử toát yếu, mấy năm sau là bộ Tứ gia thuyết phả. Những bậc thức giả đương thời đánh giá các trước tác đó thể hiện một sức học uyên thâm với những kiến giải sâu sắc.

Khó tính đến như Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ cũng phải gật gù thầm tự hào về cậu con trai thông tuệ của mình. Tiếc rằng cả hai bộ sách nay đã thất truyền.

Công danh sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm

Năm 1765, Ngô Thì Nhậm 19 tuổi đỗ Giải nguyên (đỗ đầu kì thi Hương) và ra làm quan dưới thời vua Lê chúa Trịnh. Bốn năm sau, ông đỗ khoa Sĩ vọng, và được bổ làm Hiến sát sứ ở Hải Dương, chính thức bước vào đường hoạn lộ.

Năm 1772, ông hoàn tất cuốn Hải Đông chí lược, gồm 4 quyển, được nhà sử học Phan Huy Chú ghi nhận “chép về núi sông, phong tục và nhân vật cùng các lệ thuế và số đinh suất của xứ Hải Dương khá rõ ràng”.

Năm 1775, ở tuổi 29, Ngô Thì Nhậm đỗ Tiến sĩ. Bước vào tuổi “tam thập nhi lập”, ông được thăng làm Giám sát Ngự sử rồi Đốc đồng Kinh Bắc (gồm Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), sau lại kiêm Đốc đồng Thái Nguyên.

Là một mệnh quan của triều đình, Ngô Thì Nhậm cũng là quan đồng triều, đồng chức với cha là Ngô Thì Sĩ, đúng như câu thơ ông viết:

Nhất gia binh tượng liên tam trấn,
Vạn lí phong cương khống nhị thùy

Nghĩa là

Một nhà chỉ huy cả ba trấn
Muôn dặm trông coi bờ cõi hai biên thùy.

(Vốn Ngô Thì Nhậm được chúa Trịnh Sâm rất yêu, gọi là “con tuấn mã nơi biên thuỳ”).

Ngô Thì Nhậm – Trời để dành ông

Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh “cầu hiền” tìm kiếm quan lại của triều cũ ra làm việc. Những người thức thời lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn, trong đó có Ngô Thì Nhậm.

Gặp được ông, Bắc Bình Vương cả mừng nói: “Thật là trời để dành ông cho ta vậy”, và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau thăng làm Thượng thư bộ này – chức vụ cao nhất trong Lục bộ.

Về phần mình, Ngô Thì Nhậm cũng đã không lầm khi gặp được một vị minh quân đánh giá đúng tài năng và tâm trạng của ông.

Trước quần thần, nhà vua tuyên bố: “Ngô Thì Nhậm vừa là bầy tôi, vừa là khách của ta.” Và Ngô Thì Nhậm đã không hề phụ ơn tri ngộ. Năm năm làm việc dưới quyền vua Quang Trung đủ để sáng danh chính nghĩa của NgôThì Nhậm tới muôn đời.

Cuối năm Mậu Thân (1788), mượn cớ vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang xâm chiếm Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê.

Lúc đó các tướng võ như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân chủ trương đánh, còn Võ Văn Dũng thì chỉ muốn lặp lại kinh nghiệm của Lê Lợi ngày xưa là mai phục.

Ngô Thì Nhậm đã bác bỏ cả hai ý kiến. Ông so sánh lực lượng của hai bên, vạch ra sự khác nhau cơ bản của hoàn cảnh lúc này và hoàn cảnh của thời Lê Lợi khi xưa. Cuối cùng, ông nêu mục tiêu chiến lược là “toàn quân rút lui không bị mất một mũi tên, cho nó ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi đi”.

Các tướng nghe theo, lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần bảo toàn lực lượng, làm cho địch càng thêm kiêu ngạo, tạo điều kiện hết sức quan trọng để Quang Trung đánh bại quân Thanh.

Kế sách của họ Ngô được vua Quang Trung, vốn là một nhà quân sự thiên tài rất tâm đắc, ông đánh giá: “Kế ấy rất đúng. Khi mới nghe nói, ta đã đoán là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi (Nguyễn) Văn Tuyết thì quả đúng như vậy.” (Hoàng Lê nhất thống chí).

Sau khi giải phóng đất nước, Quang Trung rút về Phú Xuân, để Ngô Thì Nhậm ở ngoài Bắc và giao cho toàn quyền đảm đương việc ngoại giao với nhà Thanh.

Ông lại phát huy óc sáng tạo của mình. Trong việc tiếp xúc với vua quan nhà Thanh cũng như trong việc giao dịch thư từ, Ngô Thì Nhậm vừa cương quyết, vừa linh hoạt, vừa nêu cao chủ quyền dân tộc, vừa giữ tình hoà hiếu giữa hai nước.

Ông đã góp phần ngăn chặn được cuộc tấn công trả thù của nhà Thanh, không những thế còn miễn được lễ cống người vàng, đòi được nốt những mường động ở Tây Bắc, đòi hoàng đế nhà Thanh phong vương cho Quang Trung, củng cố lòng quý trọng của vua nhà Thanh đối với vua ta.

Quang Trung mất, Ngô Thì Nhậm không còn được tin dùng như xưa, những đề xuất của ông bị vua trẻ Quang Toản thiếu khả năng quyết đoán bỏ qua.

Cuối đời Ngô Thì Nhậm

Ông quay về nghiên cứu Phật học. Thời kì này, Ngô Thì Nhậm đã viết cuốn sách về Phật học nhan đề Trúc Lâm tôn chỉ nguyên thanh. Với tinh thần hòa hợp đạo Phật và đạo Nho, NgôThì Nhậm đã trình bày những kiến thức uyên bác bằng lí lẽ rất chặt chẽ của mình.

Năm 1802, Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm và một số quan triều Lê đã theo Tây Sơn bị tướng nhà Nguyễn là Đặng Trần Thường sai đánh bằng roi tại Văn Miếu.

Trần Thường từng có ân oán với ông khi trước, nên khi đánh Ngô Thì Nhậm, y cho người tẩm thuốc độc vào roi. Về nhà, Ngô Thì Nhậm chết.

Người ta truyền tụng rằng, Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường vốn quen biết nhau. Lúc Nhậm được Quang Trung trọng dụng thì Thường đến nhờ tiến cử. Trông bộ dạng khúm núm của Thường mất cả phong thái của kẻ sĩ Bắc Hà, Nhậm mỉa mai bảo: “Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.”

Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Ánh…Trước khi đánh đòn thù, Đặng Trần Thường ra một vế đối cho Ngô Thì Nhậm:

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai.

Ngô Thì Nhậm lập tức đối:

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.

Người ta còn kể, trước khi qua đời Ngô Thì Nhậm có làm bài thơ gửi Đặng Trần Thường:

Ai tai Đặng Trần Thường
Chân như yến xử đường
Vị Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường.

Nghĩa là:

Thương thay Đặng Trần Thường. Nay quyền thế lắm, nhưng khác nào như chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ, rồi bị Cao Tổ giết ở cung Vị Ương. Kết cục của ngươi rồi cũng thế đó.

Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử.

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Nguyễn Ánh Gia Long
Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go
Lý công uẩn Lý Thái Tổ
Lý Công Uẩn – Tuổi thơ bí ẩn và con đường đến vương quyền
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cuộc đời không mấy như ý
Tuyên phi Đặng thị Huệ bà chúa chè
Tuyên phi Đặng Thị Huệ – Bà Chúa Chè và cuộc gặp gỡ định mệnh
Công chúa Ngọc Hân
Công chúa Ngọc Hân với người “áo vải cờ đào”
Nguyễn Hữu Chỉnh
Nguyễn Hữu Chỉnh – Đại bàng gãy cánh
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
La Sơn Phu Tử – “người thầy” của vua Quang Trung
Vua Lê Chiêu Thống
Lê Chiêu Thống bán rẻ cơ đồ tổ tông họ Lê bán luôn Đại Việt
võ vương Nguyễn Phúc Khoát
Nguyễn Phúc Khoát vị chúa đặt nền móng Đàng Trong suy tàn
chúa Nguyễn Phúc Chu
Chúa Nguyễn Phúc Chu và tầm nhìn vượt thời đại
ĐÀO DUY TỪ
Đào Duy Từ thiên tài quân sư có con đường quan lộ nhiêu khê
chợ sãi do chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên lập
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và giai thoại “Ta không nhận sắc”

Filed Under: Nhân vật lịch sử Tagged With: NGÔ THÌ NHẬM, NGÔ THỜI NHIỆM

Thành Cổ Quảng Trị

Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 - Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

hành trình mở đất về cõi Phương Nam của chúa Nguyễn

Tráng ca hành trình mở đất về cõi phương Nam của chúa Nguyễn

Nguyễn Ánh Gia Long

Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go

Văn tả mẹ hay nhất

20 bài văn tả về mẹ hay nhất theo 20 lối viết khác nhau

Kinh thành 13 vua triều Nguyễn

LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các đời chúa Nguyễn

Các đời chúa Nguyễn

Đại lý thiết bị wika chính hãng

Đại lý thiết bị WIKA chính hãng tại Việt Nam là công ty nào

About Phạm Quang Tấn

Đến từ Quảng Trị, sống tại miền nam.

Primary Sidebar

Danh mục sản phẩm

  • ASA-RT
  • Brands khác
  • DEUBLIN
  • DYNISCO
  • KROMSCHRODER
  • MARZOCCHI
  • WIKA

Bài viết mới

  • Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc
  • Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Menu chính

  • Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ
Cách chứng minh 2 đường thẳng song song

Cách chứng minh 2 đường thẳng song song

Bộ bơm đầy đủ Brinkmann có motor

BƠM BRINKMANN là thương hiệu bán chạy tại EuroDodo

Kinh thành 13 vua triều Nguyễn

LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN

Mạc Đăng Dung Mạc Thái Tổ

Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) từ một ngư dân tới ngôi vua

võ vương Nguyễn Phúc Khoát

Nguyễn Phúc Khoát vị chúa đặt nền móng Đàng Trong suy tàn

Nguyễn Hữu Chỉnh

Nguyễn Hữu Chỉnh – Đại bàng gãy cánh

Vua Lê Chiêu Thống

Lê Chiêu Thống bán rẻ cơ đồ tổ tông họ Lê bán luôn Đại Việt

Lý công uẩn Lý Thái Tổ

Lý Công Uẩn – Tuổi thơ bí ẩn và con đường đến vương quyền

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai

Phần mộ chung của Trần Cao Vân và Thái Phiên lãnh đạo phong trào khởi nghĩa Duy Tân

Phong trào khởi nghĩa Duy Tân bại lộ vì nhà vua bị phản bội

Đề thi toán lớp 1 học kỳ 1 cánh diều

Đề thi toán lớp 1 học kỳ 1 Cánh Diều (chương trình mới)

Nguyễn Ánh Gia Long

Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go

Ngô Thì Nhậm thành viên Ngô gia văn phái

Chuyện kể về Ngô gia văn phái

Rạch Gầm xoài mút

Trận Rạch Gầm Xoài Mút: ly kỳ một đêm quét sạch quân Xiêm

Dạng bài toán chuyển động của vật

Dạng bài toán chuyển động của vật kèm bài tập có đáp án

✔️ Hơn 2 triệu lượt đọc/tải
✔️ Hơn 300 đánh giá hữu ích
✔️ Kho tài liệu miễn phí

Footer

 

Học vấn là cái kho, và lao động là chìa khóa để mở cái kho ấy. Ngoài những cái lợi khác, lao động còn có cái lợi làm cho ngày ngắn lại và đời dài ra.

Trang chủ

Liên hệ

Liên kết

  • Eurododo.com
  • Pqt.edu.vn
  • Comment Lịch sử
  • Thiết bị công nghiệp

Danh mục