Vua Duy Tân một vị vua yêu nước
Vua Duy Tân, Hàm Nghi tại Alger (Algérie) và Thành Thái là ba vị vua nhà Nguyễn bị áp giải đi đày bởi chính quyền thuộc địa Pháp dưới thời Đệ tam Cộng hòa Pháp là tại đảo Réunion trong vùng biển Ấn Độ Dương.
Lúc đi đày, Hàm Nghi mới có 18 tuổi, Thành Thái 37 tuổi (trước đó đã bị quản thúc 9 năm) và vua Duy Tân 16 tuổi. Các vua còn trẻ, nhưng đã dũng cảm chống lại sự thống trị của chính quyền thực dân thuộc địa. Lòng can đảm của ba vua được dân chúng kính trọng và thương mến. Tiếc thay, cả ba vua đều bị phản bội, bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, và công cuộc kháng chiến không kéo dài được là bao lâu.
Nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
Sự lùng bắt Hàm Nghi và Duy Tân xảy ra một cách bi thảm vì hai vua trẻ này đã rời khỏi cung điện và cấm thành để đi kháng chiến.
Trong mục đích cứu mạng vua Duy Tân khỏi bị Pháp xử tử, quan đại thần Hồ Đắc Trung, theo lời yêu cầu của những người phụ tá vua đã bị bắt giam vào ngục, giảm trách nhiệm của Duy Tân và đổ hết tội lỗi lên đầu các người phụ tá. Vì thế, các vị anh hùng Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu của phong trào Việt Nam Quang Phục Hội bị xử chém đầu vào ngày 16 tháng 4 năm 1916 tại làng An Hòa, rất nhiều anh hùng chí sĩ cũng bị chém đầu hay giết chết. Duy Tân, đáng lẽ ra được trở về ngôi báu, chính quyền Pháp hy vọng nhà vua trẻ tuổi sẽ “biết tội sửa mình“, nhưng Duy Tân khẳng khái nhận chính mình đã tham gia khởi nghĩa chống Pháp, không phải lạc đường lầm lỗi.
Mối tình dang dở đã cứu vua Duy Tân thoát nạn
Sự việc kể văn tắt là từ khi Việt Nam Quang Phục Hội được Phan Bội Châu thành lập từ năm 1912. Biết được vua Duy Tân là người yêu nước chống Pháp nên quyết định móc nối. Hai lãnh đạo của hội là Trần Cao Vân và Thái Phiên bỏ tiền vận động tài xế của vua Duy Tân xin thôi việc. Thay vào đó là Phạm Hữu Khánh, thành viên của hội, tham gia vai trò này để cận kề nhà vua.
Tháng 4-1916, khi vua Duy Tân ra bãi tắm Cửa Tùng nghỉ mát, Phạm Hữu Khánh đưa cho vua bức thư của hai lãnh tụ trên. Duy Tân đọc thư và muốn gặp. Hôm sau, ba người cùng đến câu cá ở Hậu Hồ, vua Duy Tân đồng ý tham gia cuộc khởi nghĩa dự định được tổ chức vào 1 giờ sáng ngày 3-5.
Tuy nhiên, thiên cơ bị lộ, cuối tháng 4, một thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội ở Quảng Ngãi là Võ An đã làm lộ tin. Chiều ngày 2-5, công sứ Pháp ở Quảng Ngãi là De Taste mật điện báo với Khâm sứ Trung Kỳ. Nghe tin, Khâm sứ Charles ra lệnh thu súng ở các trại lính người Việt cất vào kho và cấm trại không cho mọi người ra ngoài.
Đêm 2-5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón vua Duy Tân. Nhà vua cải trang thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục Hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến 3 giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi nhưng sáng 6-5-1916, họ bị bắt.
Pháp thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý; phát biểu khẳng khái:
Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp.
Pháp bắt Triều đình Huế phải xử, Thượng thư Bộ học Hồ Đắc Trung được ủy nhiệm thảo bản án. Trần Cao Vân khi đó đang bị giam trong ngục đã nhờ người đưa tin cho Hồ Đắc Trung xin được lãnh hết tội và xin tha tội cho vua. Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu. bốn người bị xử chém ở An Hòa. Vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.
Thượng thư Bộ học Hồ Đắc Trung người đã thể theo nguyện vọng của Trần Cao Vân soạn bản án nhằm thoát tội cho vua Duy Tân cứu vua khỏi rơi đầu khi còn quá trẻ kể ra cũng có mối thâm tình với vua Duy Tân.
Trước đó vua Duy Tân và con gái của Hồ Đắc Trung có một tình yêu đẹp khi còn thanh xuân, tuy nhiên vua Duy Tân đã hồi hôn trước khi cưới vì phải vâng lệnh các bà hoàng mẹ và Hội đồng Phụ chính để cưới con gái của quan phụ đạo Mai Khắc Đôn là tiểu thư Mai Thị Vàng làm chính phi, hầu hy vọng dập tắt sự tranh chấp ảnh hưởng giữa các quan đại thần trong triều, tránh cho Pháp khỏi nghi ngờ, đồng thời cũng để tránh nạn cho gia đình Hồ Đắc Trung. Từ đó mối tình của vua Duy Tân và tiểu thư họ Hồ trở thành một mối tình thanh cao, trọn vẹn đầy ân nghĩa trong những trang sử tăm tối.
Bạn có nhìn nhận gì về vị vua Duy Tân, xin hãy cùng comment thảo luận bên dưới.
Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy_Tân
An says
Làm sao để tìm hiểu được tất cả lịch sử các vị vua vậy ạ
@tanmuoita says
Lưu chuyên mục https://pqt.edu.vn/lich-su này vào tab trên máy và thường xuyên truy cập xem các bài viết mới cũng là 1 cách