Câu Chuyện Mạc Đăng Dung – Mạc Thái Tổ
Mạc Đăng Dung hay Mạc Thái Tổ làm quan dưới thời nhà Hậu Lê, khi còn xuất thân là ngư dân làng chài ông đã được dự báo là bậc đế vương trong tương lai.
Cuộc đời Mạc Đăng Dung trước khi làm quan
Cuối thời Lê Sơ, triều đình mở khoa thi Võ. Hôm ấy, bà Từ Thục, con quan Thượng thư họ Nhữ cũng đi xem. Giữa những đô vật bốn phương về tụ hội, bà tình cờ gặp một chàng trai đánh cá tuổi vừa đôi mươi ở huyện Nghi Dương lên ứng thí. Đó là một người cao lớn, mặt vuông, mắt tròn, tiếng nói trầm hùng, ăn mặc rách rưới nhưng có phong độ đàng hoàng, đĩnh đạc. Vừa làm quen nhau sau dăm ba câu chào hỏi, nàng Từ Thục cất lời tự trách, tiếng than như phát ra tự đáy lòng: “Lúc trước chẳng gặp nhau, nay đến đây làm gì!” Bởi bà đã thấy được ở chàng trai ấy có khí tượng đế vương, sau này ngôi vua ắt về tay chàng.
Bà Từ Thục từ thời trẻ đã tinh thông lí số, có tài tiên đoán tương lai. Bà biết rằng khí số nhà Lê đã đến ngày suy và một bậc đế vương sẽ xuất hiện. Sinh ra trong gia đình quyền quý, lại có khát vọng lớn, bà hi vọng sẽ lấy được một người làm vua hoặc chí ít cũng sinh được con có khí thiên tử. Kén chọn mãi bà mới lấy Nghiêm Quận công Văn Đình. Nhưng bà biết với người ấy giỏi lắm chỉ có thể sinh con đến bậc Trạng nguyên. Thế nên bà càng tiếc khi gặp gỡ chàng trai kia…
Bạn đang đọc bài viết về Mạc Đăng Dung trong chuyên mục Lịch sử triều nhà Mạc tại pqt.edu.vn
Chàng trai ấy chính là Mặc Đăng Dung!
Mạc Đăng Dung làm nghề đánh cá tại làng chài Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Chàng có sức khỏe lạ thường, bơi lội như con cá kình, chèo lái thuyền băng băng cả khi ngược gió. Chàng lại là hậu duệ bảy đời của vị Trạng nguyên hiển hách Mạc Đĩnh Chi, nhưng nhà thì rất nghèo. Ngay từ thuở còn để chỏm, Mạc Đăng Dung thường được nghe cha kể về sự tích cụ Trạng. Cụ Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên năm Giáp Thìn (1304), làm quan thanh liêm, được thăng tới chức cực phẩm. Cụ được cử sang sứ nhà Nguyên, nhờ tài đối đáp và văn thơ uyên bác đã giữ được uy phong cho đất nước, làm rạng danh kẻ sĩ Đại Việt. Vua Nguyên phong cho là Trạng nguyên, vì vậy cụ trở thành “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Lần giở lên xa hơn, cụ viễn tổ 16 đời là Mạc Hiển Tích đỗ đầu khoa văn học thủ tuyển năm Bính Dần (1086) đời vua Lí Nhân Tông. Cụ cũng được coi là Trạng nguyên, mặc dù thời bấy giờ chưa có danh vị này. Cụ được tin dùng, làm quan đến chức Thượng thư…
Vốn dòng dõi trâm anh thế phiệt, nhưng sau đận nhà Minh sang xâm chiếm nước ta, con cháu mấy đời nay đều lâm vào cảnh nghèo, phải bôn ba về xứ Hải Dương làm nghề chài lưới. Cha mẹ luôn nhắc nhở Đăng Dung phải cố theo gót các bậc tiên hiền để làm nên nghiệp lớn. Nhưng bấy giờ triều Lê đã suy tàn, giặc giã nổi lên khắp nơi,triều đình không trọng văn nữa. Mạc Đăng Dung cũng như nhiều kẻ sĩ khác muốn tiến thân phải theo đường võ nghiệp.
Sự nghiệp quan trường của Thái Tổ Mạc Đăng Dung
Mạc Đăng Dung còn trẻ, nhưng đã là một đô vật nổi danh khắp xứ Đông. Ở đâu có đấu vật chàng đều đến ghi danh lên sới để thử sức và học hỏi. Năm ấy chàng lên kinh thi. Ở môn đấu vật, Đăng Dung lần lượt hạ các đô vật đến từ các lò vật nổi tiếng trong nước, từ Phong Châu phía Bắc đến Thức Vụ xứ Nam. Sau khi chàng hạ đô vật Mai Động, lò vật lừng lẫy ở kinh thành, trống trường thi giục đến ba hồi vẫn không có ai lên thượng đài đấu với chàng nữa. Mạc Đăng Dung được xướng loa trúng Đô lực sĩ Võ Trạng nguyên. Trong tiếng reo hò dậy đất, chàng xin biểu diễn múa đao, môn sở trường. Ánh đao loang loáng, tiếng xé gió vù vù, bụi đất cuồn cuộn bốc lên. Chiếc đại đao dài 2,5 mét, nặng 25 cân trong tay chàng nhẹ như món đồ chơi trong tay trẻ nhỏ. Ai cũng thán phục sức khỏe kinh người và tài võ nghệ của vị tân Trạng nguyên.
Thế rồi Đăng Dung được sung vào đội quân Túc vệ, khởi sự là một viên võ quan cấp thấp: cầm lọng che theo xe vua Uy Mục! Chiếc lọng ấy khá nặng, không phải võ sĩ nào cũng cầm được. Ngoài ra Đăng Dung còn được giao nhiệm vụ “chấp kích lang”: vác kích theo bảo vệ vua.
Trong cuộc đời làm tướng của mình Mạc Đăng Dung có chỉ huy đánh bại cuộc khởi nghĩa Trần Cảo, một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất dưới thời Lê Sơ làm lung lay triều nhà Lê, được coi là một nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Hậu Lê.
Trải qua ba đời vua, từ một quan võ cấp thấp, nhờ tài trí, mưu lược, năm 25 tuổi Mạc Đăng Dung được phong Đô chỉ huy sứ đứng đầu quân Túc vệ. Năm 28 tuổi được tấn phong tước Vũ Xuyên bá. Năm 33 tuổi được cử đi trấn thủ Sơn Nam, và đến năm 35 tuổi được thăng Đề đốc, tước Vũ Xuyên Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng ngày nay. pqt.edu.vn Do công đánh dẹp cuộc nổi loạn của Lê Do, chiêu hàng Nguyễn Kính, Hoàng Duy Nhạc nên năm 1519, khi 36 tuổi ông được phong tước Minh Quận công, rồi được giao Tiết chế các doanh thuỷ lục quân 13 đạo, thống lĩnh toàn bộ quân đội trong nước. Đến năm 40 tuổi, Mạc Đăng Dung lên tới chức cực phẩm khi ông được phong tước Thái sư An Hưng Vương. Chức trọng, quyền cao, lại là người đầy tham vọng, Đăng Dung không thể không mưu tính việc tiếm đoạt, khi trong tay phụ chính của ông lần lượt là những ông vua nhà Lê trẻ người non dạ, không có tài cán, đức độ lại càng không có chút thực quyền.
Cuối cùng cái gì phải đến đã đến. Năm 1527 Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Hậu Lê, xưng vua, lập nên triều đại nhà Mạc ở nước ta. Bà Từ Thục quả đã không nhầm người.
Khi đó có nhân vật Nguyễn Kim là một danh tướng dưới thời nhà Lê, không phục tùng Mạc Thái Tổ, đã sang Ai Lao (Lào) ẩn trốn chờ ngày phò Lê diệt Mạc. Câu chuyện chi tiết được kể ở bài viết: Nhà Lê Trung Hưng và giai thoại Nguyễn Kim phò Lê diệt Mạc