• Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ

Phạm Quang Tấn

Làm việc tại Công ty TNHH EURODODO

You are here: Home / Lịch sử / Nhà Mạc và giai thoại đi sứ ở Tàu hết đời vua vẫn chưa về nước

Nhà Mạc và giai thoại đi sứ ở Tàu hết đời vua vẫn chưa về nước

Tháng 9, 2022 bởi tác giả Phạm Quang Tấn

Giai thoại đi sứ ở Tàu của nhà Mạc

Mạc Đăng Dung lập nên nhà Mạc, lúc này tại phương Bắc đang là thời nhà Minh. Nước ta lúc đó vẫn phải cống nạp hằng năm cho nhà Minh.

Mặt khác, Mặc Đăng Dung trên danh nghĩa là soán ngôi nhà Hậu Lê nên sợ sẽ bị nhà Minh làm khó do đó phải càng nhẫn mình với nhà Minh mà cống nạp đều cho họ. Ngoài ra ông còn đút lót, mua chuộc bọn quan lại Vân Nam để chúng tâu lên triều đình những điều có lợi cho mình.

Việc bang giao với nhà Minh, có thể nói, luôn là những thách thức căng thẳng với các vua Mạc. Chẳng hạn mấy đời vua Mạc liền, Trạng nguyên Giáp Hải đã phải năm lần lên quan ải để giao tiếp với sứ Tàu. Nhờ sự khéo léo và tài tranh biện, Trạng đã giải tỏa được những khó khăn, lắt léo trong quan hệ với Bắc phương.

Đặc biệt phải kể đến chuyến đi sứ của Lê Quang Bí, một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử ngoại giao Đại Việt, đồng thời cũng cho thấy sự cam go trong quan hệ đối ngoại với nhà Minh dưới thời nhà Mạc.

Bạn đang đọc bài viết về giai thoại nhà Mạc trong chuyên mục Lịch sử triều nhà Mạc tại pqt.edu.vn

Năm Mậu Thân (1548) đời Mạc Phúc Nguyên (tương đương với niên hiệu Gia Tĩnh triều Minh), sứ thần Lê Quang Bí được giao đem cống vật sang triều cống theo lệ hằng năm. Ông theo đường Quảng Tây đến Nam Ninh thì bị giữ lại vì bị nghi ngờ là giả mạo, phải chờ tra xét.

Nhà Minh gửi công văn đòi nhà Mạc thẩm tra, nhưng mãi không thấy hồi âm. Bởi vì bấy giờ ở trong nước, Vua nhà Mạc là Mạc Phúc Nguyên đang gặp nhiều khó khăn do mất mùa và chiến tranh liên miên với Nam triều (Lê – Trịnh) nên nhiều việc để bê trễ.

Thế là Lê Quang Bí cứ phải ăn dầm nằm dề ở quán dịch Nam Kinh, đi không được, về không xong. Cho mãi đến 15 năm sau, viên quan đến trấn nhậm Lưỡng Quảng biết chuyện, mới cho ông đi theo về Bắc Kinh thông báo với bộ Lễ. Đến lúc đó, vua Mạc mới gửi thêm cho ông 25 lạng bạc để úy lạo.

Nhưng không hiểu vì sao, một lần nữa Lê Quang Bí lại phải chờ đợi ở sứ quán thêm ba năm ròng rã. Khi ông đi sứ là vào năm Gia Tĩnh đời vua Thế Tông nhà Minh, lúc này đã sang năm Long Khánh đời vua Mục Tông mà ông vẫn long đong nơi đất Bắc…

Thường các sứ thần ta, tuy rất giỏi chữ Nho nhưng lại ít giao tiếp. Vì thế thông thường khi đàm đạo với người Hán phải dùng cách bút đàm, nếu không có người phiên dịch. Nhưng Lê Quang Bí sau mười mấy năm ở bên ấy đã nói làu thông tiếng Bắc Kinh.

Ông có dịp làm quen, giao du với nhiều danh sĩ Trung Hoa. Vị đại học sĩ Lí Xuân Phương rất kính trọng sự hiểu biết và nhất là lòng trung trinh của ông với vua nước Việt. Lí Xuân Phương đã tâu sự việc lên vua Minh để sứ An Nam được vào dâng cống phẩm.

Vua Minh ngay giữa triều đã khen ngợi ông là người tiết tháo và ban thưởng rất hậu, sau đó cho trở về nước. Người Minh còn ví Quang Bí với Tô Vũ thời nhà Hán, đi sứ Hung Nô phải chăn dê 19 năm mới được về

Chuyến về của Lê Quang Bí cũng lắm sự li kì. Vua nhà Mạc phải cử Thái bảo Thượng thư Giáp Hải lên tận Lạng Sơn đón sứ về. Lúc đi là đời vua Mạc Phúc Nguyên, lúc về đã sang đời vua Mạc Mậu Hợp. Lê Quý Đôn về sau có viết lời cảm khái về ông:

Lúc ra đi tóc mây xanh mướt, khi trở về râu tuyết bạc phơ phơ!

Khi Lê Quang Bí trở về Thăng Long ra mắt nhà vua, ông được ban thưởng và phong tước Tô Quận công, do chuyện đi sứ của ông cũng chẳng khác gì chuyện Tô Vũ mục dương nước Tàu khi xưa…

giai thoại nhà mạc đi sứ nhà Minh
Nhà Mạc đi sứ nhà Minh hình minh họa

Sách lược ngoại giao mềm mỏng của nhà Mạc với phương Bắc

Quay lại nhà Mạc, trong khi Mạc Đăng Dung vừa đang ổn định đất nước thì Nguyễn Kim một vị tướng dưới thời Lê Sơ đã tìm được người dòng dõi nhà Lê dựng lên làm vua tạo nên nhà Lê Trung hưng, và lập tức cho người theo đường biển lên phương Bắc tố cáo họ Mạc cướp ngôi, nhờ nhà Minh đem quân sang hỏi tội.

Được tin, Mạc Đăng Dung liền cử Phạm Chính Nghị mang thư sang Vân Nam biện bạch. Trong thư giải thích rõ con cháu nhà Lê đã không còn, Mạc Đăng Dung là người có công phò tá nhà Lê, nay tạm thay quyền; còn Lê Ninh là người không rõ lai lịch, được Nguyễn Kim đưa lên làm vua chỉ là giả trá. Kèm theo bức thư, Mạc Đăng Dung dùng rất nhiều vàng bạc đút lót, mua chuộc bọn quan lại Vân Nam để chúng tâu lên triều đình có lợi cho mình.

Chuyện tạm yên được chục năm, cho phép nhà Mạc có điều kiện ổn định đất nước. Song vua Thế Tông nhà Minh vẫn không từ bỏ dã tâm lấy đấy làm cớ, đem quân xâm chiếm nước ta. Sở dĩ ông còn chưa động binh vì có rất nhiều quan lại dâng sớ can ngăn.

Quan thị lang bộ Hộ nêu bảy điều không nên đánh An Nam, cho rằng các đời vua trước chưa bao giờ thắng lợi, kể từ thời Mã Viện đến đời Minh Thái Tông. Thị lang Phan Trần thì phân giải: “Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê cũng như Lê cướp ngôi Trần vậy. Nếu Đăng Dung chịu dâng biểu nộp cống thì coi như được.”

Sở dĩ có tâm lí này vì dư âm cuộc chiến thắng quân Minh của Lê Lợi thuở nào vẫn còn ám ảnh ở phương Bắc. Nhưng mộng xâm lăng cũng đâu dễ từ bỏ. Năm 1541, vua Minh cử Cừu Loan làm Tổng đốc quân vụ, Mao Bá Ôn làm Tham tán quân vụ lo việc tiến đánh nước ta. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây phải lập tức cung ứng lương thảo cho quân đội…

Để kiếm cớ xâm lược, tướng Trương Nhạc trấn giữ Châu Liêm truyền yêu sách đòi Mạc Đăng Dung phải đích thân tới cửa quan, nộp đất dựng mốc, từ bỏ đế hiệu, chịu tiến cống và tuân theo lịch “chính sóc” của Trung Hoa.

Bấy giờ Mạc Đăng Dung đã có tuổi, con là Mạc Đăng Doanh lên ngôi vừa mới mất, cháu là Mạc Phúc Hải hơn một tuổi được đặt lên ngai. Nếu chiến tranh nổ ra, nguy cơ thất bại là chắc chắn. Mạc Đăng Dung biết được rằng nhiều quan lại nhà Minh và ngay cả Mao Bá Ôn được lệnh đem quân đi đánh, nhưng vẫn có thái độ chùng chình.

Cân nhắc kĩ từng yêu sách của chúng đưa ra, ông quyết định trước mắt phải chịu nhịn nhục đã. Mạc Đăng Dung cùng một số cận thần lên đường đến trấn Nam Quan để “hội khám” với sứ Tàu. Lúc này ông đã trạc lục tuần, gánh nặng quốc gia càng khiến ông trông già sọm. Ông lựa theo yêu cầu của chúng, không xưng đế nữa, nghĩ bụng cốt sao mình vẫn làm chủ đất nước và dân mình thì được yên.

Chúng đòi trả mấy động mà Nùng Chí Cao đã chiếm của nhà Tống từ thời nhà Lí, ông thấy cũng chấp nhận được, miễn là chúng không đòi hỏi thêm đất đai của ta. Chuyện cống nạp thì trước nay vẫn vậy. Còn việc dùng lịch Tàu, các triều đại trước có thời cũng từng theo ngày Sóc, ngày Vọng do họ tính toán, nay cứ tạm coi như mượn dùng lại vậy. Mạc Đăng Dung tự nhủ thầm sau mỗi điều khoản sứ giặc đưa ra…

Đạt được các yêu sách, Mao Bá Ôn yên tâm dâng sớ lên triều đình, lại vẽ vời thêm những cái lợi để rút quân về. Vậy là cuộc chiến tranh tàn khốc đã không xảy ra. Mạc Đăng Dung trở về Dương Kinh (cung điện của ông ở quê hương Cổ Trai, Hải Dương), trút được một phần mối lo nhưng lòng vô cùng phiền muộn.

Có ai làm vua mà phải tự hạ mình trước ngoại bang như ông không? Liệu có đúng ông chịu nhẫn nhục cho sự yên dân, yên nước, hay chẳng qua là để được yên mình? Liệu cái giá phải trả có là quá đắt? Sự tủi nhục ngày đêm gậm nhấm khiến cho cơ thể vốn cường tráng của một đô lực sĩ như ông khó mà chịu hơn được. Sức khỏe của Đăng Dung suy sụp nhanh chóng, và ngay khi Mao Bá Ôn về đến Bắc Kinh thì cũng là lúc ông trút hơi thở cuối cùng.

Mạc Đăng Dung chết, nhờ Mạc Kính Điển phò trợ đắc lực, nhà Mạc được truyền thêm được 4 đời vua nữa, nhưng lệ “hội khám” của nhà Mạc vẫn không bỏ. Năm sau, Mạc Kính Điển và Lê Bá Ly lại phải đưa Mạc Phúc Hải lên Nam Quan để “ra mắt” sứ Tàu. Phúc Hải được cho tập tước của ông nội (An Nam Đô thống sứ ti) để “cai quản” nước Nam!?…

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Nhà Mạc nơi xuất thân nhiều trạng nguyên nổi tiếng
Nhà Mạc nơi xuất thân nhiều trạng nguyên nổi tiếng đến bây giờ
Mạc Đăng Dung Mạc Thái Tổ
Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) từ một ngư dân tới ngôi vua
Thành Cổ Quảng Trị
Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 - Hậu vận và Dư âm Mạc triều
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc
Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp
Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp
hành trình mở đất về cõi Phương Nam của chúa Nguyễn
Tráng ca hành trình mở đất về cõi phương Nam của chúa Nguyễn
Nguyễn Ánh Gia Long
Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go
Kinh thành 13 vua triều Nguyễn
LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN
Các đời chúa Nguyễn
Các đời chúa Nguyễn
Lý công uẩn Lý Thái Tổ
Lý Công Uẩn – Tuổi thơ bí ẩn và con đường đến vương quyền

Filed Under: Lịch sử, Lịch sử triều nhà Mạc Tagged With: Lê Quang Bí, Nhà Mạc

Thành Cổ Quảng Trị

Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 - Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

hành trình mở đất về cõi Phương Nam của chúa Nguyễn

Tráng ca hành trình mở đất về cõi phương Nam của chúa Nguyễn

Nguyễn Ánh Gia Long

Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go

Văn tả mẹ hay nhất

20 bài văn tả về mẹ hay nhất theo 20 lối viết khác nhau

Kinh thành 13 vua triều Nguyễn

LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các đời chúa Nguyễn

Các đời chúa Nguyễn

Đại lý thiết bị wika chính hãng

Đại lý thiết bị WIKA chính hãng tại Việt Nam là công ty nào

About Phạm Quang Tấn

Đến từ Quảng Trị, sống tại miền nam.

Primary Sidebar

Danh mục sản phẩm

  • ASA-RT
  • Brands khác
  • DEUBLIN
  • DYNISCO
  • KROMSCHRODER
  • MARZOCCHI
  • WIKA

Bài viết mới

  • Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc
  • Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Menu chính

  • Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ
kinh đô vạn lại yên trường thọ xuân thanh hóa

Vạn Lại – Yên Trường kinh đô của sự nghiệp Trung hưng nhà Lê

Ngô Thì Nhậm thành viên Ngô gia văn phái

Chuyện kể về Ngô gia văn phái

Đại lý Cảm biến Datalogic

Đại Lý Cảm Biến Datalogic Tại Việt Nam

VAN TOGNELLA là sản phẩm bán chạy tại công ty EuroDodo

dấu hiệu nhận biết hình vuông

6 Tính chất và Dấu hiệu nhận biết hình vuông

chuyên đề ôn thi vào 10 môn toán

Full chuyên đề ôn thi vào 10 môn toán (9CĐ đại 7CĐ hình)

Kinh thành 13 vua triều Nguyễn

LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN

Bộ đề thi học kì 1 toán 9

20 Đề thi học kì 1 toán 9 có đáp án mới nhất

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cuộc đời không mấy như ý

Di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị

Lịch sử địa phương Quảng Trị

Nguyễn Hữu Chỉnh

Nguyễn Hữu Chỉnh – Đại bàng gãy cánh

chúa Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng vị chúa Nguyễn mang mệnh khai khẩn Đàng Trong

mẹ thứ (Nguyễn Thị Thứ)

Mẹ Thứ – Một “Số phận con người” có thật

Vua Lê Chiêu Thống

Lê Chiêu Thống bán rẻ cơ đồ tổ tông họ Lê bán luôn Đại Việt

dấu hiệu nhận biết hình thang

Tính chất và Dấu hiệu nhận biết hình thang, thang cân, vuông

✔️ Hơn 2 triệu lượt đọc/tải
✔️ Hơn 300 đánh giá hữu ích
✔️ Kho tài liệu miễn phí

Footer

 

Học vấn là cái kho, và lao động là chìa khóa để mở cái kho ấy. Ngoài những cái lợi khác, lao động còn có cái lợi làm cho ngày ngắn lại và đời dài ra.

Trang chủ

Liên hệ

Liên kết

  • Eurododo.com
  • Pqt.edu.vn
  • Comment Lịch sử
  • Thiết bị công nghiệp

Danh mục