Tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang
Dấu hiệu nhận biết hình thang và tính chất hình thang thuộc chương trình toán lớp 8. Tuy nhiên các lớp sau vẫn sử dụng nhiều. Vì vậy bài viết này sẽ trình bày cụ thể để các bạn tiện tra cứu.
Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
Dấu hiệu nhận biết hình thang
Hình thang có 5 dấu hiệu nhận biết. Lưu ý đây là hình thang bình thường, riêng hình thang đặc biệt sẽ có thêm điều kiện để nó thành hình thang cân hoặc hình thang vuông.
Dưới đây là dấu hiệu nhận biết hình thang:
Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang.
Hai cạnh đối song song của hình thang được gọi là đáy hình thang. Một hình thang sẽ có đáy lớn (cạnh dài) và đáy bé (cạnh ngắn hơn). Nếu hai đáy đó bằng nhau thì chúng sẽ trở thành hình khác, có thể là hình bình hành hoặc hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Trong hình 1 ta có:
- AB là đáy bé
- CD là đáy lớn
- AB//CD
- AD và BC là hai cạnh bên
- AH là đường cao của hình thang
5 Dấu hiệu nhận biết hình thang cân, hình thang vuông
- Hình thang có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau là hình thang cân.
- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
- Hình thang có hai trục đối xứng của hai đáy trùng nhau là hình thang cân
- Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau (nếu hai cạnh bên ấy không song song) là hình thang cân.
- Hình thang nội tiếp đường tròn là hình thang cân
- Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông
Công thức tính diện tích hình thang
Cho hình thang ABCD có AB//CD, AB<CD và AH là đường cao của hình thang (hình 1 ở trên)
Công thức tính diện tích hình thang là: [(AB + CD).AH]/2
Diễn giải công thức tính diện tích hình thang: Đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào rồi nhân với chiều cao chia đôi lấy nữa thế nào cũng ra.
Để lại một bình luận