• Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ

Phạm Quang Tấn

Làm việc tại Công ty TNHH EURODODO

You are here: Home / Lịch sử / Lê Bá Ly và giai thoại về lão tướng tóc bạc bỏ Mạc theo Lê

Lê Bá Ly và giai thoại về lão tướng tóc bạc bỏ Mạc theo Lê

Tháng 9, 2022 bởi tác giả Phạm Quang Tấn

Nội dung chính

Toggle
  • Nguyên nhân Lê Bá Ly bỏ nhà Mạc đầu quân cho đối thủ nhà Lê
    • Lê Bá Ly bị gian thần vu khống
  • Cục diện Lê – Mạc sau khi lão tướng Lê Bá Ly đổi chủ

Nguyên nhân Lê Bá Ly bỏ nhà Mạc đầu quân cho đối thủ nhà Lê

Lê Bá Ly là tướng tài dũng, ông là một công thần của triều nhà Mạc từ thời Thái tổ Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên đến đời vua Mạc thứ 4 thì ông bị gian thần vu khống dẫn đến bước đường cùng đã đầu quân cho đối thủ nhà Lê – Trịnh và từ đó cục diện mấy mươi năm của Lê – Mạc có sự thay đổi lớn.

Lê Bá Ly nổi tiếng là người dũng tài, đã được phong tới tước Mai Xuyên bá dưới thời Lê Chiêu Tông. Mạc Đăng Dung bấy giờ cũng được phong tước Vũ Xuyên bá. Hai người mến mộ tài nhau, trở thành bạn tri âm tri kỉ. Lê Bá Ly là một trong những người hậu thuẫn cho Mạc Đăng Dung lên ngôi vua thay thế nhà Lê. Bởi vậy, ông được Mạc Đăng Dung tiến phong lên tước hầu, lại gả em gái là công chúa Lương Thượng cho. Đồng thời được vua tin cậy giao giữ đạo quân vệ Kim Ngô.

Đến đời vua thứ tư là Mạc Phúc Nguyên lên ngôi khi còn nhỏ tuổi. Người chú là Mạc Kính Điển được giao phụ chính. Tướng Phạm Tử Nghi không đồng tình, đưa con thứ của Mạc Đăng Dung là Mạc Chính Trung lên tranh ngôi. Quân của Tử Nghi bao vây kinh thành, Mạc Kính Điển phải đưa vua trẻ vượt sông Hồng đi lánh nạn. May sau được Lê Bá Ly sai các con đem quân đến hỗ trợ, lại gửi hịch kêu gọi các đạo đem quân về cứu giá. Phạm Tử Nghi thua trận, phải đem Chính Trung trốn chạy sang Trung Quốc.

Bấy giờ trong triều, ngoài Mạc Kính Điển thì không ai quyền uy, vinh hiển bằng gia đình lão tướng Lê Bá Ly. Ông được thăng chức Thái tể, tước Phụng Quốc công, là vị trọng thần chuyên giữ binh quyền, ai nấy đều nể sợ. Con trai trưởng của ông là Lê Khắc Thận, tước Phổ Quận công, lấy trưởng công chúa Cẩm Hương con vua, lại giữ quyền Tiết chế lộ Sơn Nam Thượng. Con trai thứ Thuận Lương hầu quản đội Cấm binh trong triều. Con rể ông là tướng Nguyễn Quyện, con trai Thư Quận công Nguyễn Thiến, người đang giữ chức Đô ngự sử kiêm Thượng thư bộ Lại. Khỏi cần kể thêm những người con nuôi, con gái ông cũng là những gương mặt nổi tiếng của kinh thành Thăng Long khi ấy…

lê bá ly
Phác họa lão tướng Lê Bá Ly

Lê Bá Ly bị gian thần vu khống

Trong vụ bị gian thần Phạm Quỳnh, Phạm Dao vu khống và đưa quân đến bắt (ngày 12 tháng Hai năm Đinh Hợi), lão tướng Lê Bá Ly đã nhanh chóng tập hợp quân dưới trướng và người nhà, đồng thời cấp báo các con về cứu viện. Không lâu sau, các con trai, con nuôi và con rể ông dẫn quân đến giao chiến. Quân của cha con Quỳnh, Dao thua trận, phải chạy trở về đóng cửa thành.

Nói thêm về Phạm Quỳnh và Phạm Dao, họ chính là thông gia và con rể của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm người được ví là Khổng Minh của Việt Nam, cũng chính Nguyễn Bỉnh Khiêm là người dâng sớ đòi trị tội 18 tên lộng thần trong đó có hai cha con họ Phạm.

Lê Bá Ly cùng thuộc hạ đem quân đến chiếm giữ cửa Chu Tước. Kinh thành cực kì náo loạn. Mạc Phúc Nguyên hoảng sợ trốn qua sông đến đóng ở Bồ Đề. Một mặt cấp báo với Mạc Kính Điển, một mặt sai sứ thần mang thư đến dụ Lê Bá Ly bãi binh. Lê Bá Ly đòi bắt cha con Quỳnh, Dao mang đến nộp thì mới bãi binh.

Mạc Phúc Nguyên triệu tập các tướng từ Sơn Tây hợp quân về đánh Lê Bá Ly, nhưng bị Bá Ly đánh bại. Ông tiến quân đến Cầu Hà, đối mặt với nhà vua bên kia sông, sụp xuống vái vọng và cất lời thống thiết:

– Cha con hạ thần thực không dám mưu tính sự gì, chẳng qua vì kẻ gian thần bức bách, vu cho hạ thần là phản nghịch. Chúng định hãm hại, cho nên hạ thần phải dùng binh tự vệ. Xin bệ hạ bắt cha con Quỳnh, Dao, giải đến để úy lạo ba quân thì hạ thần xin bãi binh ngay.

Mạc Phúc Nguyên tảng lờ không nghe, quay phắt đi, võng lọng bầy đoàn tiến về phía đông. Lê Bá Ly nổi giận, mắng nhiếc vua là hôn quân, ngu tối.

Cục diện Lê – Mạc sau khi lão tướng Lê Bá Ly đổi chủ

Lão tướng không đuổi theo mà thu quân về kinh thành. Ông tập hợp con cái và các tướng lại, giãi bày tâm sự:

– Ta có chút tài mọn, đã dựng nên bốn đời vua nhà Mạc, hao phí biết bao tâm lực. Nay gặp hôn quân, không biết minh đoán, chỉ nghe lời kẻ gièm pha, khiến cho bao nhiêu nghĩa biển tình non đều thành băng tan, ngói trút! Ta nghe vua Lê lên ngôi ở Thanh Hóa, có Thái sư họ Trịnh là một vị anh hùng tài lược, chuyên ý phò tá, ra quân có danh, bốn phương quy phụ. Đó thực là vị chúa trung hưng vậy.

Thế rồi ông ngỏ ý đem quân về với nhà Lê, các tướng đều nghe theo.

Tháng 3 năm ấy, cha con Lê Bá Ly đem một vạn bốn nghìn quân cùng cha con Nguyễn Thiến, Nguyễn Quyện kéo về Vạn Lại, nơi đặt hành dinh của Nam triều của vua Lê thời Lê Trung hưng, xin quy hàng. Vua Lê và Trịnh Kiểm thấy vị lão tướng 77 tuổi, râu tóc bạc phơ vẫn còn quắc thước thì cả mừng, đón tiếp vô cùng trọng hậu. Các tướng đi theo đều được ban chức tước như cũ.

Nắm bắt cơ hội, Trịnh Kiểm phát động cuộc Bắc tiến. Lão tướng Lê Bá Ly và các tướng dưới quyền được cử làm tiên phong chia ba ngả đánh vào Thăng Long. Lê Bá Ly lại viết tờ văn bằng chữ Nôm, kể tội Mạc Phúc Nguyên và bọn gian thần gửi đi các lộ, làm nao núng quân tướng nhà Mạc.

Mạc Phúc Nguyên hoảng sợ chạy đi Kim Thành (Hải Dương) để mặc Mạc Kính Điển cầm quân chống cự.

Kinh thành bỏ trống, lần đầu tiên quân Lê Trịnh chiếm được Thăng Long. Tuy nhiên lực lượng Mạc Kính Điển còn mạnh, Trịnh Kiểm chưa dám mời vua Lê ra Thăng Long mà rút quân trở lại Thanh Hóa.

Cuộc chiến Nam – Bắc triều kéo dài mấy chục năm không phân thắng bại, đến đây đã có bước chuyển biến mới. Có điều, người làm nghiêng lệch cục diện đôi bên không phải là một “nhân tố mới” nào, mà chính là Lê Bá Ly, một lão tướng 77 tuổi mà có thể còn ít được biết đến trong lịch sử.

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Thành Cổ Quảng Trị
Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 - Hậu vận và Dư âm Mạc triều
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc
Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc
Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp
Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp
hành trình mở đất về cõi Phương Nam của chúa Nguyễn
Tráng ca hành trình mở đất về cõi phương Nam của chúa Nguyễn
Nguyễn Ánh Gia Long
Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go
Kinh thành 13 vua triều Nguyễn
LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN
Các đời chúa Nguyễn
Các đời chúa Nguyễn
Lý công uẩn Lý Thái Tổ
Lý Công Uẩn – Tuổi thơ bí ẩn và con đường đến vương quyền
Di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị
Lịch sử địa phương Quảng Trị
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cuộc đời không mấy như ý

Filed Under: Lịch sử, Nhân vật lịch sử Tagged With: Lê Bá Ly, Tướng Nhà Mạc

Thành Cổ Quảng Trị

Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 - Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 - Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 - Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

hành trình mở đất về cõi Phương Nam của chúa Nguyễn

Tráng ca hành trình mở đất về cõi phương Nam của chúa Nguyễn

Nguyễn Ánh Gia Long

Nguyễn Ánh: 25 năm bôn ba và hành trình phục quốc đầy cam go

Văn tả mẹ hay nhất

20 bài văn tả về mẹ hay nhất theo 20 lối viết khác nhau

Kinh thành 13 vua triều Nguyễn

LỊCH SỬ 13 VUA TRIỀU NGUYỄN

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các đời chúa Nguyễn

Các đời chúa Nguyễn

Đại lý thiết bị wika chính hãng

Đại lý thiết bị WIKA chính hãng tại Việt Nam là công ty nào

About Phạm Quang Tấn

Đến từ Quảng Trị, sống tại miền nam.

Primary Sidebar

Danh mục sản phẩm

  • ASA-RT
  • Brands khác
  • DEUBLIN
  • DYNISCO
  • KROMSCHRODER
  • MARZOCCHI
  • WIKA

Bài viết mới

  • Thành Cổ Quảng Trị | Chốn linh thiêng hồn người chẳng ngủ yên
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 4 – Hậu vận và Dư âm Mạc triều
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 3 – Cung đấu đến suy tàn
  • Chính sử truyện Nhà Mạc Tập 2 – Mạc triều lập quốc
  • Chính sử truyện nhà Mạc tập 1 – Mạc Đăng Dung dựng nghiệp

Menu chính

  • Trang chủ
  • Học Toán 8
  • Học Toán 9
  • Đề thi vào 10
    • Đề thi toán vào 10
  • Lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Chiến tranh Việt Nam
    • Lịch sử triều nhà Nguyễn
    • Lịch sử triều nhà Hậu Lê
    • Lịch sử triều nhà Mạc
  • Thiết bị
  • Bán hàng
  • Liên hệ
Bài tập toán lớp 1 học kì 2

272 Bài tập Toán lớp 1 học kì 2 (cơ bản & nâng cao)

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai

mẹ thứ (Nguyễn Thị Thứ)

Mẹ Thứ – Một “Số phận con người” có thật

chứng minh hai góc bằng nhau

Làm sao chứng minh hai góc bằng nhau

Mạc Kính Điển

Mạc Kính Điển vua không ngai và giai thoại giữ vững nhà Mạc

Ngô Thì Nhậm thành viên Ngô gia văn phái

Chuyện kể về Ngô gia văn phái

Chợ Tạ Uyên

Chợ Tạ Uyên ở đường Tạ Uyên quận 5 TPHCM có bán gì

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Các trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Mạc Đăng Dung Mạc Thái Tổ

Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) từ một ngư dân tới ngôi vua

Đề cương ôn toán 9 học kì 1

Đề cương toán 9 học kì 1 đại số hình học bài tập 100 trang

Lý công uẩn Lý Thái Tổ

Lý Công Uẩn – Tuổi thơ bí ẩn và con đường đến vương quyền

dấu hiệu nhận biết hình vuông

6 Tính chất và Dấu hiệu nhận biết hình vuông

kinh đô vạn lại yên trường thọ xuân thanh hóa

Vạn Lại – Yên Trường kinh đô của sự nghiệp Trung hưng nhà Lê

chúa Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng vị chúa Nguyễn mang mệnh khai khẩn Đàng Trong

lăng vua Tự Đức

Nhà Nguyễn làm mất nước vào tay Pháp từ thời Vua nào

✔️ Hơn 2 triệu lượt đọc/tải
✔️ Hơn 300 đánh giá hữu ích
✔️ Kho tài liệu miễn phí

Footer

 

Học vấn là cái kho, và lao động là chìa khóa để mở cái kho ấy. Ngoài những cái lợi khác, lao động còn có cái lợi làm cho ngày ngắn lại và đời dài ra.

Trang chủ

Liên hệ

Liên kết

  • Eurododo.com
  • Pqt.edu.vn
  • Comment Lịch sử
  • Thiết bị công nghiệp

Danh mục