Giới thiệu về di tích lịch sử Ngã ba Giồng
Di tích lịch sử Ngã ba Giồng là một địa danh thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (xưa thuộc làng Xuân Thới Tây). Đây là một di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Ngã ba Giồng được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia vào năm 2002 theo Quyết định số 39/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin.
Vào năm 2005, Khu Tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng được khởi công xây dựng lại trên tổng diện tích quy hoạch 73.708 m². Trong đó bao các công trình chính như: Đền thờ, nhà truyền thống, quảng trường, các cụm tượng đài, hệ thống cây xanh, hồ phun nước, sảnh chính…
Mời bạn đón đọc:
Tóm tắt sự kiện lịch sử nổi bật diễn ra tại Ngã ba Giồng
Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 11 năm 1940 tại khu vực Ngã ba Giồng đã diễn ra sự kiện nhân dân Hóc Môn và Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn vùng lên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ.
Từ sau ngày 23 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 năm 1940 đã trở thành trường bắn của thực dân Pháp. Tại đây thực dân Pháp đã bắt và xử bắn 903 cán bộ, đảng viên, nhân dân đã tham gia cuộc khởi nghĩa, trong đó có Nguyễn Văn Cừ nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phan Đăng Lưu nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Thị Minh Khai nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, và Võ Văn Tần nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Thuyết minh về Ngã ba Giồng
PQT.EDU.VN giới thiệu đến bạn đọc 2 bài thuyết minh về di tích lịch sử Ngã ba Giồng dưới đây, hy vọng sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn.
Bài giới thiệu về di tích Ngã ba Giồng của huyện Hóc Môn
Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng là di tích lịch sử cách mạng thuộc Ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Được bao quanh bởi ba con đường: Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Bứa và Tỉnh lộ 19.
Nếu đến Hóc Môn, bạn không nên bỏ qua địa điểm làm nên vùng đất này: Ngã Ba Giồng (còn có tên gọi đầy đủ là Ngã Ba Giồng Bằng Lăng) nằm ở thôn Xuân Thới Tây thuộc 18 thôn vườn trầu xưa được hình thành từ những năm 1698 đến năm 1731.
Ngã Ba Giồng là địa danh có tên gọi dân gian đã đi vào lịch sử của quê hương 18 thôn vườn trầu Hóc Môn – Bà Điểm. Tục truyền rằng xưa kia nơi đây là vùng đất giồng tương đối cao ráo và là nơi mọc nhiều cây bằng lăng nên địa danh này có tên gọi từ đó.
Khu tưởng niệm giới thiệu và trưng bày về những sự kiện lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Ðảng bộ và Nhân dân Sài Gòn – Gia Ðịnh.
Trong khuôn viên di tích lịch sử Ngã ba Giồng là những hiện vật, hình ảnh lịch sử về những con người, vùng đất của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940. Đến đây, bạn có thể tận hưởng không khí trong lành, yên tĩnh mà trầm mặc, đồng thời, tìm hiểu những sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa.
Nguồn: Cẩm nang du lịch Hóc Môn
Bài thuyết minh về Ngã ba Giồng của Tác giả Kim Thanh
Ngã Ba Giồng – Nơi ghi dấu trí tuệ, kiên trung của người cộng sản Trên đất nước Việt Nam, có rất nhiều vùng đất in đậm tấm gương lao động, học tập và chiến đấu trung kiên của người chiến sỹ cộng sản Nguyễn Văn Cừ. Ấy là quê hương Bắc Ninh, vùng than Đông Bắc tổ quốc, Hải Phòng, rồi Côn Đảo và vùng đất Nam Bộ… Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, tôi vinh dự đến vùng đất Nam Bộ và có ấn tượng sâu sắc khi viếng thăm Khu Tưởng niệm liệt sỹ Ngã Ba Giồng- Di tích lịch sử Quốc gia ở xã Xuân Thới, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử ghi nhận, Khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra vào đêm 22 rạng 23 tháng 11 năm 1940 ở 18/21 tỉnh thành ở Nam Kỳ là cuộc khởi nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo có qui mô lớn ở Việt Nam kể từ khi Đảng ra đời và trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Đây là khởi nghĩa được đánh giá là cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở Nam Kỳ từ sau khởi nghĩa Trương Định.
Trong đó, Hóc Môn là nơi phát nguồn đầu tiên, nơi diễn ra cuộc họp Xứ ủy Nam Kỳ (tháng 9-1940) đã quyết định thời gian diễn ra khởi nghĩa. Lần đầu tiên ở Nam Kỳ, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở một số tỉnh thành với thời gian khá lâu (như Mỹ Tho 49 ngày) và lá cờ đỏ sao vàng đã được treo ở nhiều nơi ngay sào huyệt của thực dân Pháp.
Vùng đất Hóc Môn cũng là nơi ghi nhận những cống hiến về trí tuệ và sự kiên trung của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Tại Hội nghị BCH Trung ương 5, tháng 3 năm 1938 ở Hóc Môn- Gia Định, với những cống hiến trí tuệ về lý luận và thực tiễn cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (26 tuổi).
Tại Hội nghị TƯ 6 (mở rộng) họp từ ngày 6 đến 8-11-1939 ở ấp Tây Bắc Lân (nay là Tây Lân), xã Bà Điểm- Hóc Môn, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Đảng ta đã đề ra hàng loạt nhiệm vụ cấp bách để xây dựng và củng cố sự vững mạnh của Đảng. Trong đó đã quyết định những vấn đề cực kỳ quan trọng trong chuyển hướng chiến lược về đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới.
Những quyết định chiến lược ấy đã được Hội nghị BCH TƯ lần thứ 7 (11-1940) và lần 8 (5-1941) khẳng định là chính xác, đúng đắn, đặt cơ sở quan trọng để Đảng ta hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng đi tới cao trào giải phóng dân tộc 1941-1945 và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, nhiều phong trào đấu tranh cách mạng đã nổ ra và thu được nhiều thắng lợi. Để ngăn chặn phong trào cách mạng đang lên, trong 2 năm 1939, 1940, thực dân Pháp điên cuồng mở các cuộc khám xét, bắt bớ những người cộng sản, những người yêu nước.
Do bị truy lùng ráo riết, ngày 18-1-1940, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã sa vào tay giặc, tại cơ quan của Đảng nằm ở Sài Gòn. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị địch khép vào tội Thảo ra Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; chủ trương bạo động và là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ… nên chúng kết án tử hình.
Một lần nữa, Hóc Môn, nhân dân Nam kỳ và cả nước lại tự hào ghi nhận tấm gương hy sinh anh dũng, trung kiên của đồng chí Nguyễn Văn Cừ tại pháp trường Ngã Ba Giồng, ngày 28-8-1941.
Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp đã sát hại hai đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, cùng nhiều chiến sĩ cách mạng sau ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Khu di tích được giới hạn bởi các trục đường giao thông: Đông giáp đất trống, Tây giáp Tỉnh lộ 9, Nam giáp đường Phan Văn Hớn, Bắc giáp đường Nguyễn Văn Bứa.
Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp điên cuồng đưa quân lính ruồng bố liên tục, bắt bớ giết người vô tội vạ. Tại các nơi giam giữ như Khám lớn Sài Gòn, bót Catinat không còn chỗ để giam người. Chúng sử dụng một số nơi để giải tỏa bớt như kho hàng Khánh Hội, trại Lazaret ở Nhà Bè, nhà thương Chợ Quán, nhà tù Phú Mỹ…
Tại những nơi nói trên, trung bình có từ 20 đến 30 người chết mỗi ngày. Tại xã Bà Điểm, xã Xuân Thới Thượng, tên cò Bétaille (trưởng đồn) như điên dại, gặp ai bắn nấy. Từ ngày 23/11/1940 đến ngày 31/12/1940, theo báo cáo chính thức của Thống đốc Nam Kỳ thì riêng tại liên tỉnh Gia Định (gồm Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một) chúng đã bắt và xử án 903 người.
Trước khi dựng điểm bắn Ngã Ba Giồng, bọn giặc Pháp đã xử bắn tại Ngã Tư Giếng Nước (nay là Bệnh viện Đa Khoa Hóc Môn), các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng như: Hà Huy Tập – Tổng Bí thư, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thị Minh Khai – Xứ ủy viên kiêm Bí thư Thành ủy. [Bạn đang đọc bài thuyết minh tóm tắt di tích lịch sử Ngã Ba Giồng tại blog Phạm Quang Tấn pqt.edu.vn] Khu vực gần rạp hát chúng đã xử bắn đồng chí Phạm Văn Xứng – Bí thư Huyện ủy Hóc Môn, đồng chí Đặng Công Bỉnh – chỉ huy cuộc khởi nghĩa tại Hóc Môn.
Đây là thời điểm khốc liệt nhất trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp. Cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ tuy thất bại nhưng tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa 5 năm sau đó – Cách mạng mùa thu lịch sử tháng 8/1945.
Ngã Ba Giồng là một khu đất gò, có diện tích trên 2.300m2. Ngã Ba Giồng còn có tên là Ngã Ba Bằng Lăng vì trên có trồng nhiều cây bằng lăng. Điểm bắn chiếm khoảng đất rộng, hình thang. Trên gò này chúng cho cắm một hàng 6 cột, cao 2,2m, cách đều nhau 2,8m. Cột bằng gỗ tròn có đường kính 20cm; chân cột đính chặt xuống đất bằng xi măng trộn đá xanh khiến cột đứng rất vững. Phía sau hàng cột này, chúng đắp mô đất dài và cao trên 2m. Mô đất có chiều dài 22m và cách hàng cột độ 1,5m dùng để chắn đạn.
Trước hàng cột là khoảng đất rộng, trống trải. Khu vực này chúng cho tráng xi măng và dùng làm điểm tập trung cho hành động chuẩn bị xử bắn. Đồng ruộng và từng lùm cây bao bọc Ngã Ba Giồng về hướng Tây, Nam và Bắc. Riêng hướng Đông là nơi đặt tầm ngắm của địch khi xử bắn, phía sau lưng mô đất là vườn cây hoang dầy đặc.
Khi sử dụng bãi bắn Ngã Ba Giồng, thực dân Pháp hy vọng dập tắt ngọn lửa khởi nghĩa Nam Kỳ, nhưng chúng không lường chính bãi bắn Ngã Ba Giồng đã kích thích từng đợt đấu tranh mãnh liệt trong nhân dân ta.
Di tích Ngã Ba Giồng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2002. Ủy ban nhân dân thành phố đã có quy hoạch xây dựng khi di tích Ngã Ba Gồng trở thành địa điểm du lịch truyềnthống Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 14-4-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh tặng Huân chương Quân công đầu tiên (huân chương Quân công hạng Nhất) cho ba lực lượng được coi là tiền thân của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Đó là Đội quân du kích, Đội quân khởi nghĩa Nam Kỳ và Đội Tuyên truyền giải phóng quân, vì: “…đã biểu dương được ý chí quật cường của dân tộc…”.
Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ ngày Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra và một số đồng chí Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương cũng như nghĩa quân và nhân dân bị giặc Pháp giết hại đi vào cõi vĩnh hằng, tên tuổi của những chiến sĩ cộng sản nổi tiếng như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Đỗ Văn Dậy, Phạm Công Bỉnh, Nguyễn Thị Thử, Phạm Văn Sáng… đã và sẽ mãi mãi sống trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, đồng hành cùng Đảng và dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam hôm nay.
Ông Lê Văn Ý, Giám đốc Ban quản lý Khu Tưởng niệm liệt sỹ Ngã Ba Giồng cho biết: Với tấm lòng tri ân, tưởng niệm những các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương và đồng bào đã hy sinh trong Khởi nghĩa Nam Kỳ, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước của dân tộc ta cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Hóc Môn đã chọn Ngã Ba Giồng – một trong 3 trường bắn của thực dân Pháp dựng ở Hóc Môn, để xây dựng Khu di tích lịch sử; đồng thời chỉ đạo thực hiện thành công Công trình Khu Tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng.
Khu Tưởng niệm liệt sỹ Ngã Ba Giồng được khởi công xây dựng lại ngày 30- 4- 2005 trên tổng diện tích qui hoạch 73.708 m2. Trong đó có các công trình chính như: Đền thờ, nhà truyền thống, quảng trường, các cụm tượng đài, hệ thống cây xanh, hồ phun nước…
Công trình cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 vào dịp tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22-23/11/2010).
Khu tưởng niệm được đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu của hàng triệu lượt du khách, đồng thời nhằm lấy ý kiến đóng góp để bổ sung cho bước hoàn thiện toàn công trình.
Trước đó, ngày 30-12-2002, Di tích này được Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. Khu Tưởng niệm các liệt sỹ Ngã Ba Giồng cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chừng 25 km và đã được xây dựng khá quy mô.
Nhìn từ trên cao, Khu Tưởng niệm hôm nay như một tam giác xanh với ba mặt đường bao quanh (đường Phan Văn Hớn, Dương Công Khi và Nguyễn Văn Bứa). Phía trong, ngoài các công trình là thảm cỏ và các loại cây xanh như một khu sinh thái…
Với ý nghĩa lịch sử cách mạng và quy mô xây dựng phù hợp, Khu Tưởng niệm các liệt sỹ Ngã Ba Giồng đã, đang và sẽ mãi mãi là điểm đến của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam.
Câu hỏi thường gặp
Ngã ba Giồng là gì
Ngã ba Giồng là một di tích lịch sử cấp Quốc gia nằm tại huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh.
Giá vé vào cổng di tích lịch sử Ngã ba Giồng
Hiện nay quý khách có thể tham quan khu di tích lịch sử Ngã ba Giồng ở Hóc Môn hoàn toàn miễn phí, nơi đây không thu vé vào cổng.
Để lại một bình luận