Giới thiệu tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai này là đề tài “Nghiên cứu, tuyển chọn xây dựng hệ thống các giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn đưa vào giảng dạy trong các trường học tỉnh Đồng Nai”
Mục lục của tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai
Chương 1: Các văn bản chỉ đạo nội dung giáo dục địa phương
- Những qui định của Bộ GDĐT về giáo dục địa phương
- Thực trạng giảng dạy nội dung giáo dục địa phương ở Đồng Nai
- Thuận lợi, khó khăn, kết quả dạy học nội dung giáo dục địa phương
Chương 2: Vùng đất, văn hóa, con người Đồng Nai
- Tổng quan về thiên nhiên, đất nước, con người Đồng Nai
- Lịch sử địa phương Đồng Nai
- Địa lí địa phương Đồng Nai
- Văn hóa xã hội vùng đất Đồng Nai
- Tín ngưỡng và tôn giáo tỉnh Đồng Nai
- Tập quán, tín ngưỡng
- Tôn giáo
- Văn học nghệ thuật địa phương tỉnh Đồng Nai
- Văn học dân gian
- Văn học viết
- Nghệ thuật
- Đồng Nai trong thời kì hội nhập KTQT
- Định hướng qui hoạch phát triển tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Các phụ lục
- Những ngày kỷ niệm, những mốc lịch sử trong nước, trong tỉnh
- Danh nhân tiêu biểu đất Đồng Nai
- Di tích cách mạng tiêu biểu ở tỉnh Đồng Nai
- Đồng Nai qua các kì đại hội Đảng
File PDF Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai
Dưới đây là phần xem trực tuyến tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai, nếu mạng yếu xin hãy đợi 30 giây để hệ thống load file cho bạn. Nếu cần tải file về máy vui lòng xem ở trên cùng bên phải của phần xem trực tuyến này có dấu mũi tên, click vào đó để dẫn tới link drive và tải về bình thường.
Tài liệu tham khảo của đề tài giáo dục địa phương Đồng Nai
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia 2001.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia 2006.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) “Phát triển Giáo dục Đào tạo , Khoa học Công nghệ”.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận 14 KL/TW Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) vế Phát triển Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ”.
5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Giáo dục, 2005.
6. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg, ngày 4/6/2008 phê duyệt “Qui hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Đồng Nai đến 2020”.
7. Chương trình KX.07: “Con người Việt Nam, mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”. 8. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương, Chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” , Tài liệu nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, 2003.
9. Tỉnh ủy Đồng Nai: “Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII”, NXB Đồng Nai 2001.
10. Tỉnh ủy Đồng Nai: “Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII”, NXB Đồng Nai 2006.
11. Tỉnh ủy Đồng Nai: Nghị quyết 12-NQ/TU, Nghị quyết 13-NQ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy ngày 7/5/1997 về “Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về GDĐT, KHCN”.
12. Tỉnh ủy Đồng Nai: Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 20/2/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai “về nâng cao chất lượng GDĐT và KHCN”.
13. Tỉnh ủy Đồng Nai: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, tập 1,2,3. NXB Đồng Nai.
14. Tỉnh ủy Đồng Nai, Bác Hồ với Đồng Nai, Đồng Nai với Bác Hồ, tái bản, NXB Đồng Nai, 2002.
15. Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai: Quyết định số 51/QĐ-HĐND ngày 21/7/2005 phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai 2006- 2010”.
16. UBND tỉnh Đồng Nai: “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2010”.
17. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sở Văn hóa Thông tin- Thể thao, Những Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Đồng Nai, NXB Đồng Nai, 1996.
18. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, Những ngày kỷ niệm lịch sử, NXB Đồng Nai, 2000.
19. Lịch sử Đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và lịch sử Đảng bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
20. Địa chí Đồng Nai, 5 tập, NXB Đồng Nai, 2001.
21. Xứ người Mạ, lãnh thổ của thần linh của J. Boulbed, bản dịch của Đỗ Văn Anh, NXB Đồng Nai 1999.
22. Lyrique Des cau Maa’(Tam Pot Maa’) của J. Boulbed, Dialogue
23. Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm vùng đất Biên Hòa Đồng Nai: Biên Hòa Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, NXB Đồng Nai, 1998.
24. Bộ Tư lệnh Quân khu VII, Tỉnh ủy Sông Bé, Tỉnh ủy Đồng Nai, Lịch sử chiến khu D, NXB Đồng Nai, 1997.
25. Đồng Nai quê hương em, 2 tập, Trường Trung học sư phạm Đồng Nai, NXB Đồng Nai, 1996.
26. Truyện kể người Mạ Đồng Nai, Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng: NXB Đồng Nai.
27. Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai, Huỳnh Văn Tới.. NXB Đồng Nai 1995.
28. Cù Lao Phố, Lịch sử và văn hóa, Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên. NXB Đồng Nai, 1997.
29. Đồng Nai di tích lịch sử văn hóa, Đỗ Bá Nghiệp (chủ biên). NXB Đồng Nai, 1993.
30. “Phát triển Giáo dục và đào tạo nhân tài”, Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng: NXB Chính trị Quốc gia, 2002.
31. Giáo dục Việt nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng NXB Chính trị Quốc gia, 2004.
32. Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ thứ XVII, Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, bản in lần thứ 4, NXB Văn học, Hà Nội, 2002.
33. Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức, bản dịch và hiệu đính của Huỳnh Văn Tới và Lý Việt Dũng, NXB Đồng Nai, 2005.
34. Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn , nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1977.
35. Đại Nam nhất thống chí tỉnh Biên Hòa, Quốc sử quán triều Nguyễn, Sài Gòn, 1973.
36. Biên Hòa sử lược toàn Biên , Quyển I: Trấn Biên cổ kính; Quyển II: Biên Hùng oai dũng. Lương Văn Lựu, Tác giả xuất bản 1972, 1973.
37. Kể chuyện đất nước và con người Đồng Nai , Nguyễn Yên Tri, NXB Đồng Nai.
38. Truyện kể về đất nước, con người Đồng Nai , Nguyễn Yên Tri, NXB Đồng Nai, 1996.
39. Atlats Đồng Nai, Nhiều tác giả, NXB Bản đồ, 2005.
40. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (phía Nam), Nhiều tác giả, NXB KHXH Hà Nội, 1984.
41. Văn hóa khảo cổ thời đại kim khí vùng ngập mặn Đồng Nai, NXB Đồng Nai, 2006.
42. Cư dân bản địa vùng Đồng Nai, Sở Văn hóa – Thông tin Đồng Nai, Kỷ yếu hội thảo 300 năm Biên Hòa- Đồng Nai, 1998
Lưu ý sử dụng tài liệu giáo dục địa phương Đồng Nai
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai này có thể sử dụng để tham khảo soạn giáo án giảng dạy cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12.
Đây là tài liệu thuộc đề tài nghiên cứu được công nhận của tỉnh Đồng Nai. Quý thầy cô có thể tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương đã được phê duyệt của Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai và Bộ GD-ĐT, tài liệu do Sở GD-ĐT tiến hành xây dựng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đảm bảo được các yêu cầu chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức.
Nghiên cứu về lịch sử địa phương Đồng Nai, địa lý tỉnh Đồng Nai, văn hóa xã hội tỉnh Đồng Nai, con người Đồng Nai… cũng có thể dùng tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai này để tham khảo.
Câu hỏi thường gặp về địa phương Đồng Nai
Đồng Nai có bao nhiêu huyện thành phố?
Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện, với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã.
Danh sách các huyện/thành phố của tỉnh Đồng Nai:
Thành phố Biên Hòa
Thành phố Long Khánh
Huyện Cẩm Mỹ
Huyện Định Quán
Huyện Long Thành
Huyện Nhơn Trạch
Huyện Tân Phú
Huyện Thống Nhất
Huyện Trảng Bom
Huyện Vĩnh Cửu
Huyện Xuân Lộc
Đồng Nai tiếp giáp với những tỉnh nào?
Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh
Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía Tây Bắc giáp Bình Phước
Có bao nhiêu khu công nghiệp ở Đồng Nai?
Đồng Nai hiện đang có khoảng 40 khu công nghiệp (KCN). Trong đó, 31 KCN đang hoạt động, 1 KCN đang đầu tư xây dựng hạ tầng, còn lại 8 KCN chưa được thành lập. Các KCN đang hoạt động đã xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và thu hút được trên 84% diện tích đất cho thuê.
Đồng Nai có diện tích là bao nhiêu?
Diện tích của tỉnh Đồng Nai là 5.907 km²
Đồng Nai có địa hình thế nào?
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam.
Vị trí địa lý của tỉnh Đồng Nai có thuận lợi gì?
Câu hỏi này cũng tương tự câu “Vị trí địa lý của tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa như thế nào?” và được trả lời như sau:
– Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với các tỉnh thành phố có tiềm lực mạnh như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng
– Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Làm sao tải file pdf tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai?
Ở trên phần xem trực tuyến tài liệu của bài viết này, bạn để ý ở trên cùng bên phải có dấu mũi tên, click vào đó sẽ dẫn đến link drive, sau đó nhấn tải xuống để lưu về máy tính.
Trả lời